Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Bố trí không gian thư pháp và nghệ thuật truyền thống tại chợ hoa Xuân Giáp Thìn 2024

21:43, 09/01/2024

Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột Trần Đức Nhật cho biết, trong kế hoạch tổ chức chợ hoa, cây cảnh và nghệ thuật truyền thống (gọi chung là chợ hoa Xuân) phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 của thành phố có một điểm mới so với chợ Xuân các năm trước.

Cụ thể, thành phố sẽ phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk bố trí khu vực triển khai không gian thư pháp, nghệ thuật truyền thống và trưng bày các hoạt động nghệ thuật quảng bá TP. Buôn Ma Thuột. Vị trí trưng bày phía bên Quảng trường 10/3 (đoạn từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Trường Chinh), thành phố sẽ không thu phí vị trí này.

Gian trưng bày và viết thư pháp tại Chợ phiên @ Buôn Ma Thuột.
Gian trưng bày và viết thư pháp tại Chợ phiên @ Buôn Ma Thuột. Ảnh minh hoạ.

Theo kế hoạch tổ chức chợ hoa Xuân, thành phố cho phép các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng để bố trí sắp xếp khu vực Chợ hoa, cây cảnh và nghệ thuật truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại một số vị trí trên các trục đường và khu vực Quảng trường 10/3. Thời gian tổ chức cho thuê bắt đầu từ ngày 13/1/2024 (tức ngày 3/12 âm lịch) đến ngày 25/1/2024 (ngày 15/12 âm lịch); thời gian hộ dân được phép bố trí hoa cây cảnh để bán bắt đầu từ ngày 26/1/2024 (ngày 16/12 âm lịch) đến trước 12 giờ ngày 9/2/2024 (ngày 30/12 âm lịch). 

Chợ hoa Xuân được TP. Buôn Ma Thuột tổ chức hàng năm là hoạt động truyền thống của nhân dân mỗi dịp Tết đến; là dịp giao lưu giữa các nhà vườn, nghệ nhân trong nước; là nơi hội tụ, quảng bá các sản phẩm, hiện vật ngành nghề hoa, cây cảnh và nghệ thuật truyền thống. Đây cũng là dịp để thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về TP. Buôn Ma Thuột.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.