Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục hỗ trợ người dân học tập suốt đời

12:55, 29/06/2024

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 20/6/2024 của HĐND tỉnh Quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”; hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Nghị quyết 05) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Theo đó, nguồn kinh phí của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” được chi cho các hoạt động: phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, hiểu về vai trò và lợi ích của học tập suốt đời; kiểm tra, giám sát thực hiện đề án; đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc hoạt động của đề án; kiểm tra, đánh giá, xếp loại mô hình học tập. Đồng thời chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, trong đó hỗ trợ học phẩm cho học viên ở mức không quá 250.000 - 300.000 đồng/học viên/giai đoạn (tùy giai đoạn); chi hỗ trợ cho các lớp học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ban đêm…

Giờ ra chơi của một nhóm học sinh
Học sinh Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, xã Cư Kbang (huyện Ea Súp). Ảnh minh họa.

Đối với nội dung, mức hỗ trợ để khuyến khích người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh ở giai đoạn 2021 – 2025: chi 50.000 đồng/người tháng để khuyến khích người dân tham gia học xóa mù chữ với hạn mức không quá 10 tháng…

Kinh phí thực hiện lấy từ nguồn sự nghiệp giáo dục theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; kinh phí Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia…

Nghị quyết 05 đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 13 thông qua ngày 20/6/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, thay thế Nghị quyết số 127/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh quy định một số nội dung chi, mức chi hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mùi chữ duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.