Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar: Tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho người lao động

19:27, 25/07/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Cư M'gar phối hợp với các  đơn vị chức năng tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp  lao động địa phương tìm việc làm, tăng thu nhập.

Cụ thể, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm tại thị trấn Ea Pốk (gồm cụm xã: Cư Suê, Quảng Tiến, thị trấn Ea Pốk), tại xã Ea M’Droh (gồm cụm xã: Quảng Hiệp, Ea M’Droh, Ea Kiết) và tại xã Ea Drơng (gồm cụm xã: Ea Drơng, Cuôr Đăng), với 8 đơn vị, doanh nghiệp và 120 lao động tham gia.

Ngoài ra, còn phối hợp với 2 doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tư vấn việc làm trong nước và nước ngoài cho 235 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Mgar phối hợp với doanh nghiệp tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học viên.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar phối hợp với doanh nghiệp tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học viên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các thông tin về việc làm, thị trường lao động trong và ngoài nước, tư vấn các chính sách về tín dụng đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… cũng được địa phương tích cực, chủ động thực hiện bằng nhiều hình thức như: lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo, tổ chức các phiên giao dịch việc làm tư vấn chuyên đề dành cho từng đối tượng cụ thể.

Hiện, huyện Cư M’gar đã xây dựng đội ngũ cộng tác viên đến tận các thôn, buôn trên địa bàn để gặp gỡ, tuyên truyền trực tiếp đến người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt được thông tin chính thống về viêc làm, những chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh từ đó tăng cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ, nhu cầu.

Bên cạnh đó, chương trình tín dụng ưu đãi xuất khẩu lao động cũng được đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, giúp người dân tiếp cận kịp thời nguồn vốn vay này để tham gia xuất khẩu lao động.  

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar, đến cuối tháng 6/2024, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt hơn 527 tỷ đồng, trong đó cho vay xuất khẩu lao động gần 2,4 tỷ đồng.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.