Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 273 đơn vị ký kết Thỏa ước lao động tập thể

16:20, 20/07/2024

Thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả Thỏa ước lao động tập thể", đến nay toàn tỉnh có 273/381 đơn vị ký kết Thỏa ước lao động tập thể.

Để thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả Thỏa ước lao động tập thể" có hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các công đoàn cơ sở (CĐCS) tại doanh nghiệp chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể. 

Lao động làm việc tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pắc. (Ảnh minh họa)
Lao động làm việc tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pắc. (Ảnh minh họa)

Các bản Thỏa ước lao động tập thể đã ký kết có nhiều nội dung có lợi hơn cho đoàn viên, người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm thân thể, thực hiện chính sách bình đẳng giới, tổ chức tham quan nghỉ mát, hiếu, hỉ..... Trong đó, có 27 bản thỏa ước có thương lượng tăng giá trị bữa ăn giữa ca. Qua đó, góp phần chăm lo, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, 100% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức; 100% doanh nghiệp Nhà nước và 67,3% doanh nghiệp ngoài Nhà nước tổ chức hội nghị người lao động.

Toàn tỉnh cũng có 236 CĐCS doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất; trong đó doanh nghiệp Nhà nước đạt 100%, doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 69%. Ngoài ra, một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền, chuyên môn tố chức đối thoại, giữa cán bộ, đoàn viên, người lao động với lãnh đạo, các phòng ban, chuyên môn...

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.