Multimedia Đọc Báo in

Tư vấn pháp luật phòng, chống bạo lực cho hội viên phụ nữ

10:37, 04/08/2024

Ngày 3/8, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị tư vấn pháp luật phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em tại TP. Buôn Ma Thuột và các huyện Cư Kuin, Lắk với sự tham gia của hơn 1.000 cán bộ, hội viên phụ nữ các địa phương.

Hội nghị tư vấn pháp luật được diễn ra theo hình thức “Phiên tòa giả định”, xét xử vụ án có thật về vấn đề mâu thuẫn dẫn đến xảy ra bạo lực gia đình, gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên tòa giả định tại huyện Lắk.
Phiên tòa giả định tại huyện Lắk.

Phiên tòa giả định được thực hiện đầy đủ quy trình xét xử với sự tham gia của các thành phần chủ tọa, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, luật sư, bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Tại phiên tòa, hội đồng xét xử, kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng đã phân tích lý do, nguyên nhân dẫn đến hành vi gây thương tích đáng tiếc. Qua đó tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu cho cán bộ, hội viên phụ nữ về các quy định của Bộ luật hình sự, về các hành vi cố ý gây thương tích; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức về văn hóa, cách ứng xử trong gia đình.

Phiên tòa giả định tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột với đầy đủ các thành phần liên quan.
Phiên tòa giả định tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột với đầy đủ các thành phần liên quan.

Trong khuôn khổ chương trình, các cán bộ, hội viên phụ nữ đã trao đổi, đặt vấn đề với các luật sư về những vướng mắc, khó khăn thường xuyên xảy ra tại địa phương trong việc nắm bắt, can thiệp, hỗ trợ, xử lý các vụ việc bạo lực, những hành vi gây ra bạo lực làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em, không chấp hành pháp luật của một số người thân trong gia đình, cộng đồng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội…

Đây là hoạt động đổi mới trong công tác tuyên truyền, phố biến, tư vấn, giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên, phụ nữ, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra, nhất là tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em tại các địa phương.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.