Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân miền Bắc bị ảnh hưởng sau bão Yagi

20:10, 11/09/2024

Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc, ngày 11/9 Hội Chữ thập đỏ huyện Ea Kar cùng nhóm thiện nguyện A4U Ea Kar đã tổ chức tiếp nhận tiền, mì tôm, nước uống, sữa và nhiều vật dụng thiết yếu từ các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đến ủng hộ tại Trung tâm văn hóa huyện.

Trong ngày, Hội chữ thập đỏ huyện cùng nhóm thiện nguyện A4U Ea Kar đã tiếp nhận trên 1.000 thùng mì tôm, 2.000 chai nước lọc, 950 thùng sữa, 500 thùng bánh kẹo, bánh mì, lương khô, kem đánh răng, vật dụng cá nhân và các loại thuốc tây cần thiết...

Tất cả đều được đóng gói cẩn thận, sẵn sàng lên đường đến với bà con miền Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra.

Hội chữ thập đỏ huyện Ea Ka tiếp nhận các nhu yếu phẩm của bà con trên địa bàn huyện
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ huyện Ea Kar tiếp nhận nhu yếu phẩm của bà con hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão Yagi.

Theo kế hoạch, chiều ngày mai (12/9), các đoàn xe chở hàng cứu trợ sẽ lên đường, mang theo tình cảm ấm áp của người dân huyện Ea Kar nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung đến với đồng bào vùng lũ.

Người dân huyện Ea Kar gửi chút tấm lòng đến người dân vùng bão Yagi
Người dân huyện Ea Kar gửi chút tấm lòng để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão Yagi.

Anh Trần Văn Anh, Phó Chủ nhiệm nhóm thiện nguyện A4U Ea Kar cho biết, nhóm sẽ vận chuyển hàng hóa bà con ủng hộ ra thủ đô Hà Nội tập kết, sau đó số hàng này sẽ được phân phối đến các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất như: Lào Cai, Thái Nguyên… để giúp người dân sớm vượt qua khó khăn. 

Hoạt động quyên góp cứu trợ của người dân huyện Ea Kar đã một lần nữa khẳng định truyền thống tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Những nghĩa cử cao đẹp này không chỉ mang lại niềm vui cho những người được nhận, mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, tạo nên một xã hội ấm áp, yêu thương.

Kim Huế


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.