Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ trên 4.800 phụ nữ và trẻ em khó khăn

19:10, 20/10/2024

Trong đợt thi đua đặc biệt “120 công trình/phần việc/hoạt động đồng hành cùng phụ nữ, trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10/2024, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã thực hiện được 142 công trình/hoạt động/phần việc với tổng trị giá trên 13,7 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch đề ra.

Theo đó, các cấp hội đã trao 148 mô hình sinh kế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; trao vốn khởi nghiệp cho 270 chị; trao tặng 16 “Mái ấm tình thương”, “Mái ấm đồng đội” cho hội viên nghèo; trao tặng 45 thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hội viên khó khăn; vận động các “Mẹ đỡ đầu” nuôi dưỡng 145 trẻ em mồ côi trên địa bàn; trao 5 sổ tiết kiệm cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phối hợp mở 21 lớp dạy nghề với 790 phụ nữ nông thôn; xây dựng 23 công trình cây xanh, trồng hoa, con đường hoa, con đường cờ, công trình thắp sáng đường quê, “Cải tạo, khôi phục bến nước”...  

Hội LHPN phường
Hội LHPN phường Tân Lợi (TP. Buôn Ma Thuột) tặng bò sinh sản cho hội viên khó khăn trên địa bàn.

Các công trình/hoạt động/phần việc được thực hiện tại các địa phương, đơn vị đã hỗ trợ, giúp đỡ trên 4.800 phụ nữ và trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận kiến thức, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Cán bộ Hội LHPN huyện Buôn Đôn
Hội LHPN huyện Buôn Đôn khởi công xây nhà cho phụ nữ nghèo.

Đợt thi đua do Hội LHPN tỉnh phát động là hoạt động nhằm thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Đồng thời tạo thêm động lực, tiếp thêm niềm tin để hội viên phụ nữ, trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Qua đó, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh.

Vân Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.