Multimedia Đọc Báo in

Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai các văn bản mới về công tác tài chính

11:58, 24/10/2024

Ngày 24/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới về công tác tài chính, công tác lập dự toán năm 2025 và công tác quyết toán năm 2024.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được truyền đạt, nắm bắt thông tin các văn bản mới về tài chính công đoàn như: Quyết định số 1411/QĐ-TLĐ ngày 1/8/2024 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn (thay thế Quyết định số 4291/QĐ-TLĐ); Quyết định số 216/QĐ-LĐLĐ ngày 15/10/2024 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về việc ban hành Quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị

Hội nghị cũng đã triển khai đánh giá tình hình thực hiện dự toán 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024; triển khai công tác lập dự toán năm 2025 và công tác quyết toán năm 2024... Từ đó giúp các đơn vị triển khai, vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng quản trị và báo cáo tài chính tại các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Văn Thành triển khai các nội dung.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Văn Thành nhấn mạnh, công tác tài chính công đoàn ngày càng quy định chặt chẽ; cùng với đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định về thu, chi và quản lý tài chính, tài sản công đoàn thay thế các quy định cũ, với rất nhiều loại báo cáo tài chính theo các quy định chung của nhà nước. Điều này đỏi hỏi các cấp công đoàn phải chú trọng quan tâm hơn nữa đến công tác tài chính công đoàn cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán công đoàn, thực hiện theo quy định mới đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. 

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.