Multimedia Đọc Báo in

Vắc xin AstraZeneca và vắc xin mRNA có hiệu quả tương đương trong ngăn ngừa nhập viện, tử vong do COVID-19

18:15, 28/04/2022

Dữ liệu mới được đánh giá cho thấy vắc xin của AstraZeneca cũng như các loại vắc xin theo công nghệ mRNA đều có khả năng bảo vệ tương đương trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19.

Thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo trực tuyến Khu vực châu Á về "Hiệu quả bảo vệ của các vắc xin COVID-19" diễn ra ngày 27/4.

Tại hội thảo GS Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam chia sẻ, các loại vắc xin phòng COVID-19 có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ mạng sống của người dân cũng như giúp các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á phần nào trở lại trạng thái bình thường trong năm vừa qua.

Cuộc đánh giá của các chuyên gia cho thấy vắc xin của AstraZeneca và các loại vắc xin mRNA khác đang có mặt đều mang lại hiệu quả bảo vệ cao và tương đương nhau trước những nguy cơ đe dọa tính mạng của COVID-19.

"Đây sẽ là thông tin quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực, trong quá trình họ cân nhắc kế hoạch triển khai tối ưu chương trình tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân mỗi nước trong 12 tháng tới", GS Guy Thwaites nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM cho biết khả năng bảo vệ cơ thể trước các diễn tiến nghiêm trọng của COVID-19 là thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả vắc xin COVID-19.

Sau tiêm chủng, mức độ kháng thể trong máu sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng những cơ chế bảo vệ khác của cơ thể không bị suy giảm nhanh như vậy. Chúng sẽ giúp cơ thể chống đỡ sau khi bị virus xâm nhập, từ đó giảm nguy cơ dẫn tới các hệ quả nghiêm trọng.

Chương trình đánh giá dữ liệu mới đây của các chuyên gia lấy từ 79 nghiên cứu đời thực cho thấy hai liều tiêm của các loại vắc xin phổ biến nhất hiện nay gồm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca và các loại vắc xin theo công nghệ mRNA đem lại hiệu quả bảo vệ tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19.

Dữ liệu mới được đánh giá cho thấy vaccine của AstraZeneca cũng như các loại vaccine theo công nghệ mRNA đều có khả năng bảo vệ tương đương trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19.
Dữ liệu mới được đánh giá cho thấy vắc xin của AstraZeneca cũng như các loại vắc xin theo công nghệ mRNA đều có khả năng bảo vệ tương đương trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do COVID-19.

Những dữ liệu trên được đánh giá bởi các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trên khắp châu Á và đến từ VIEW-hub, một nền tảng tương tác có chức năng trực quan hóa các dữ liệu toàn cầu về việc sử dụng và các tác động của vắc xin, được phát triển bởi Trường Y tế Công cộng John Hopkins Bloomberg và Trung tâm Tiếp cận Vắc xin toàn cầu (International Vắc xin Access Center, viết tắt là IVAC), Hoa Kỳ. Nền tảng này được cập nhật hàng tuần để bổ sung thêm các nghiên cứu đời thực về hiệu quả của vắc xin.

Vắc xin của AstraZeneca là một loại vắc xin véc tơ virus - sử dụng một phiên bản không thể gây bệnh của virus làm một phần của vắc xin, dạy cơ thể cách phòng chống bệnh nếu sau đó bị phơi nhiễm với virus thật. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ vắc xin này trong suốt 40 năm qua để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, Zika, Ebola và HIV.

AstraZeneca và các đối tác toàn cầu đã cung ứng hơn 2,9 tỉ liều vắc xin tới hơn 180 quốc gia, trong đó khoảng hai phần ba số liều đã được chuyển tới những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Ước tính vắc xin của AstraZeneca đã giúp phòng ngừa 50 triệu ca nhiễm COVID-19, 5 triệu ca nhập viện, đồng thời giúp bảo toàn tính mạng của hơn 1 triệu người

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 239 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó vắc xin công nghệ mRNA có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là vắc xin AstraZeneca và các loại vắc xin khác. Việt Nam đã tiêm hơn 213 triệu liều vắc xin các loại.

Theo Sức khỏe và Đời sống


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.