Multimedia Đọc Báo in

Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến "Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam"

14:02, 02/05/2024

Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam" trên phạm vi toàn quốc.

Đây là lần thứ V Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.

Mục đích của Cuộc thi nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày thế giới nâng cao nhận thức về phòng, tránh tai nạn bom mìn, hướng tới một Việt Nam không còn chịu ảnh hưởng bởi bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Lực lượng Công binh thu gom, xử lý số bom, mìn trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
Lực lượng Công binh tỉnh Đắk Lắk thu gom, xử lý số bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh minh họa.

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam biết sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử thông minh khác để làm bài thi trực tuyến, trừ cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng 701, VNMAC, các tổ chức trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn do chiến tranh để lại ở Việt Nam.

Cuộc thi trực tuyến diễn ra từ 12 giờ ngày 4/4/2024 đến 12 giờ ngày 4/5/2024; người tham gia thi tại địa chỉ: http://thitructuyen.vnmac.gov.vn. 

Thời gian tổng kết và trao giải dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2024. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố từ ngày 15/5/2024 và được đăng tải trên Trang thông tin điện tử VNMAC tại địa chỉ http://vnmac.gov.vn Fanpage: https://www.facebook.com/vnmac.gov.vn.

Ban tổ chức sẽ trao 16 giải thưởng; trong đó có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.

Xem thể lệ Cuộc thi tại đây.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.