Multimedia Đọc Báo in

Về với người thân

09:05, 15/07/2017

Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Đắk Lắk những ngày tháng Bảy, từng đoàn người từ khắp nơi đổ về dâng hương, hoa thành kính các anh linh liệt sỹ.

Trong số các đoàn đến viếng, mọi người rất chú ý chiếc xe ôtô mang biển số 22B-006.12 với dòng chữ “Đoàn thân nhân huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang viếng mộ liệt sỹ”. Đoàn có hơn 20 thành viên đại diện cho lãnh đạo huyện cùng các thân nhân liệt sỹ trong đó có người thân của 3 liệt sỹ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Đắk Lắk.

Chị Hoàng Thị Mạch (SN 1972) là con gái duy nhất của liệt sỹ Hoàng Đức Thơm (SN 1954, ở thôn Vĩnh Khoái, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) nói trong tiếng nấc: “Bố tôi hy sinh đúng vào ngày giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3-1975). Tôi không biết nhiều về bố, chỉ nghe mẹ kể: Bố đi chiến trường khi tôi chưa chào đời. Khi tôi được vài tháng tuổi, bố có về thăm, nhưng cũng chỉ ở nhà mấy ngày rồi trở lại đơn vị. Có ai ngờ lần ra đi này của bố mãi mãi không trở lại. Bố biết mặt tôi, còn tôi thì không biết mặt bố”. Kể đến đây, chị Mạch không giữ được cảm xúc đã khóc òa bên mộ bố.

Chị Hoàng Thị Mạch dâng hương, hoa viếng phần mộ bố.
Chị Hoàng Thị Mạch dâng hương, hoa viếng phần mộ bố.

 

 
Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có hơn 600 Anh hùng liệt sỹ hy sinh tại chiến trường trong các cuộc kháng chiến cứu nước, bảo vệ biên giới. Hiện nay, khoảng 2/3 trong số ấy đã được xác định danh tính, được quy tập về an nghỉ tại các nghĩa trang trong cả nước, còn lại 1/3 chưa được tìm thấy. Huyện đang tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương trong cả nước để tìm kiếm, quy tập phần mộ của các anh để đưa về yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ.
 
Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa

Nằm cách mộ liệt sỹ Hoàng Đức Thơm không xa là phần mộ của liệt sỹ Phạm Xuân Thành (SN 1954, xã Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Cũng như nhiều thân nhân liệt sỹ, bà Phạm Thị Quy, em gái của liệt sỹ Thành đã không cầm được nước mắt khi đứng trước mộ của anh trai mình. Bà Quy trò chuyện: Nhà có 7 anh chị em, anh Thành là thứ 2. Năm 1972, anh Thành xung phong đi bộ đội. Đầu tháng 2-1979, thì gia đình nhận được giấy báo tử của anh.

Năm 2015, anh Bàn Thừa Ngân (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) đã đến Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Đắk Lắk để viếng mộ bác trai là liệt sỹ Bàn Tiến Kim. Do đó lần này anh Ngân không quá khó khăn để tìm đến phần mộ của bác mình. Cũng như 2 thân nhân của liệt sỹ Thơm và liệt sỹ Thành, anh Ngân và gia đình mong muốn được đưa phần mộ của bác mình về an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ của huyện Chiêm Hóa để thuận lợi cho việc nhang khói.

Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Trưởng Đoàn thăm viếng các Nghĩa trang ở Tây Nguyên xúc động nói: “Các thân nhân tham gia chuyến đi này tuổi đã cao, sức khỏe yếu, nhưng khi về bên phần mộ của người thân, họ như được tiếp thêm động lực, thêm sức khỏe để vượt qua chặng đường dài hơn 1.500 km và sự thay đổi của thời tiết trên cung đường đi. Dẫu đã dặn lòng không được trào dâng xúc động, nghẹn ngào để không làm ảnh hưởng đến “giấc ngủ” của các liệt sỹ, nhưng khi đến đây mỗi chúng tôi đều không khỏi xót thương xen lẫn sự khâm phục, biết ơn. các anh hãy yên nghỉ. Thế hệ hôm nay mãi mãi nhớ về các Anh, nhớ về công lao to lớn của các Anh hùng liệt sỹ.

Nguyên Hoa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.