Multimedia Đọc Báo in

Nhiều hoa hậu, á hậu tham dự sự kiện Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019

18:04, 09/03/2019
Cùng với Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê, Đại sứ truyền thông của Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 7 năm 2019, tại lễ hội này, còn có nhiều hoa hậu, á hậu Việt Nam cùng tham dự nhằm quảng bá, giới thiệu cho thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột. 
 
Trong buổi sáng ngày đầu tiên (ngày 9-3) khai trương Triển lãm Lịch sử cà phê thế giới. Các Hoa hậu: Ngọc Hân, Thùy Dung, Tiểu Vy và Á hậu Trương Thị May, Huyền My đã có những khám phá, trải nghiệm thú vị tại Bảo tàng Cà phê thế giới, nơi đang trưng bày hàng nghìn hiện vật sống động liên quan đến cà phê.
 
Các cô mong muốn sự hiện diện của mình sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu, làm lan tỏa thương hiệu, từng bước đưa Cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành điểm đến, thủ phủ của cà phê thế giới.
 
Phóng viên Báo Đắk Lắk đã ghi lại những hình ảnh hoạt động ý nghĩa của các người đẹp trong ngày đầu tiên khai mạc lễ hội:
 
Các hoa hậu, á hậu dự lễ khai trương triển lãm cùng lãnh đạo UBND tỉnh.
Các hoa hậu, á hậu dự Lễ khai trương triển lãm cùng lãnh đạo UBND tỉnh...

 

 và cùng tham quan, thưởng lãm các dụng cụ trưng bày tại Bảo tàng.
và cùng lãnh đạo UBND tỉnh tham quan những dụng cụ trưng bày tại Bảo tàng. 

 

x

Hoa hậu Việt Nam năm 2010 Đặng Thị Ngọc Hân (ảnh phải) và Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thị Thùy Dung háo hức khám phá các dụng cụ thưởng thức cà phê.

 

a
Á hậu 1, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2007 Trương Thị May bên chiếc máy xay cà phê bằng tay.

 

a
Hoa hậu Việt Nam năm 2018 Trần Tiểu Vy (ảnh phải) thưởng thức hương vị hạt cà phê rang.

 

Các người đẹp rất gần gũi, thân thiện chụp ảnh cùng các em học sinh.
Các em học sinh háo hức chụp ảnh lưu niệm với thần tượng.

 Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.