Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Khẩn trương khoanh vùng, truy vết các trường hợp tiếp xúc với 2 ca bệnh COVID-19

19:45, 24/07/2021
Ngay sau khi ghi nhận 2 ca bệnh COVID-19 đầu tiên trên địa bàn huyện, các cơ quan chức năng của huyện Ea Kar đã khẩn trương khoanh vùng, truy vết ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan ra cộng đồng.
 
Hai bệnh nhân gồm: M.T.L (SN 1998) và P.T.H (SN 1977) đều ở thôn Đoàn Kết 1, xã Ea Tih (huyện Ea Kar).
 
Theo điều tra dịch tễ, ngày 16-7, chị M.T.L cùng chị T.T.M.L đi xe máy từ quận 4, TP. Hồ Chí Minh v ề xã Ea Tih. Đến sáng 17-7, hai chị về đến Trạm Y tế xã Ea Tih khai báo, được hướng dẫn thực hiện 5K và có quyết định cách ly tại nhà 14 ngày.
 
Đến ngày 23-7, Trung tâm Y tế huyện lấy mẫu của chị M.T.L test nhanh kháng nguyên, kết quả dương tính; gửi bệnh phẩm lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm PT-PCR khẳng định, kết quả dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 24-7. Đây là bệnh nhân COVID-19 có yếu tố dịch tễ từ TP. Hồ Chí Minh.
 
TTYT huyện Ea Kar lấy mẫu xét nghiệm của người dân thị trấn Ea Knốp từ vùng có dịch về địa phương.jpg
Trung tâm Y tế huyện Ea Kar lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Trường hợp thứ hai là chị P.T.H (là mẹ của chị T.T.M.L). Đây là trường hợp liên quan đến trường hợp bệnh nhân M.T.L tại thôn Đoàn Kết 1, xã Ea Tih (huyện Ea Kar).

Sau khi ghi nhận 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nói trên, Trung tâm Y tế huyện Ea Kar đã khẩn trương phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã, Trạm y tế xã Ea Tih xác minh, truy vết 9 trường hợp F1, làm test nhanh và lấy mẫu PCR gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; hướng dẫn các trường hợp tiếp xúc gần cách ly tại nhà; phun hóa chất khử khuẩn tại những khu vực bệnh nhân đến, phong tỏa khu vực thôn Đoàn kết 1, xã Ea Tih...

Hiện tại, hai bệnh nhân M.T.L và P.T.H đã được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực 333.

 
Nguyễn Xuân

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.