Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam có thể phải nhập khẩu năng lượng trong tương lai

22:59, 20/04/2010

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm qua (19-4) về tương lai năng lượng bền vững của Đông Á", nếu tiếp tục phát triển ngành năng lượng theo hướng hiện tại, thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang nước nhập khẩu năng lượng.  

thác nuóc
Nguồn nước cho thủy điện đang dần  cạn kiệt

Trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, kéo theo đó là nhu cầu năng lượng tăng hơn 2 lần và dự kiến có thể tiếp tục tăng gấp đôi trong 10 năm nữa. Trong thập kỷ tới, Việt Nam cần ưu tiên tập trung đầu tư vào công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng tại các nhà máy công nghiệp mới. Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch triệt để để phát triển thủy điện, tuy nhiên cũng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích sản xuất điện bằng các nguồn năng lượng tái chế tốn ít kinh phí và sử dụng khí tự nhiên. Nếu được đầu tư lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và đồng loạt chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh, có thể giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng cường an ninh năng lượng, đồng thời cải thiện môi trường.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong khu vực, cần phải sớm ban hành các quy định về mục tiêu giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế và các công cụ khuyến khích tài chính để thúc đẩy hoạt động bảo tồn năng lượng. Mở rộng quy mô sản xuất năng lượng tái sinh để đáp ứng phần lớn nhu cầu về năng lượng đến năm 2030, có các chính sách khuyến khích tài chính đối với năng lượng tái sinh (gió, sinh khối, nước, địa nhiệt và mặt trời) hoặc áp dụng thuế đối với nhiên liệu hoá thạch để tạo ra sân chơi bình đẳng cho nhiên liệu tái sinh và nhiên liệu hoá thạch.  Bên cạnh đó, cần khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và công nghệ sạch mới. 

Theo CTO


Ý kiến bạn đọc