Giá vàng tăng trở lại
11:20, 22/02/2011
Thị trường quốc tế bứt phá mạnh mẽ trong phiên 21-2, đẩy giá vàng trong nước sáng nay tăng gần 400.000 đồng mỗi lượng.
Trong phiên này, có thời điểm giá vàng giao ngay đã vọt lên 1.396,1 USD/ounce, mức cao nhất trong bảy tuần, tuy nhiên sau đó đã giảm xuống 1.395,9 USD/ounce vào lúc 6 giờ 58 phút giờ GMT. Trong khi đó, giá vàng giao tháng Tư tới tăng 0,7% so với phiên ngày 11-2 lên 1.395,90 USD/ounce. Đây là phiên tăng giá thứ sáu liên tiếp của kim loại quý này.
Sau khi để mất mốc 38 triệu đồng vào chiều hôm qua, sáng nay các thương hiệu vàng lớn trong nước đã tăng mạnh 370.000 đồng mua vào và 400.000 đồng bán ra so với cuối ngày 21-2, đưa niêm yết lên 38,15-38,25 triệu đồng.
Riêng vàng miếng SBJ, sau khi giảm 300.000-400.000 đồng vào chiều qua do USD tự do hạ nhiệt, sáng nay giá bán cũng bật lên 38,14 triệu đồng, thu gom chạm 38,04 triệu, tăng 290.000 đồng so với chiều 21-2.
Yuichi Ikemizu, nhà điều hành chi nhánh tại Tokyo của Standard Bank, nhận định rằng trước tình hình bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, nhu cầu đối với vàng, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn," đã được đẩy lên cao hơn.
Nhà phân tích của hãng Reuters Wang Tao dự đoán rằng vàng có thể tăng lên mức cao 1.423,57 USD/ounce, giống như hôm 3-1 vừa qua.
Theo Quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust, lượng nắm giữ vàng của quỹ này đã giảm từ 1.224,008 tấn hôm 15-2 xuống 1.223,098 tấn hôm 20-2, mức thấp nhất trong chín tháng qua.
Bên cạnh sự bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, có nhiều nguyên nhân khác đẩy giá vàng lên cao. Trước hết, giá tăng là do người dân ở các nước tăng cường mua vàng như một giải pháp ứng phó với làn sóng lạm phát toàn cầu, đặc biệt là người dân Trung Quốc.
Nhu cầu vàng của người dân Trung Quốc tăng nhanh hơn dự đoán của chuyên gia kinh tế, do CPI nước này đang tăng cao. Khi giá vàng vượt ngưỡng kháng cự 1.373 USD/ounce, có nhu cầu thật hỗ trợ, giới đầu cơ nhảy vào, đẩy giá tiếp.
Thứ hai, nếu VND không bị phá giá tới hơn 9%, chênh lệch tỷ giá VND/USD giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen không quá lớn như hiện nay, thì dù giá vàng thế giới có tăng, giá trong nước cũng không bị khuếch đại đến mức như vậy. Biến động giá vàng trong nước tương quan với biến động tỷ giá trên thị trường chợ đen.
Thứ ba, là do tâm lý người dân. Trong khi giá cả thế giới và trong nước đều tăng, VND mất giá là điều chắc chắn trước mắt (nhiều người còn dự đoán sẽ còn mất giá tiếp), người dân phải tìm đến vàng và USD như một giải pháp bảo toàn tài sản.
Trong phiên này, có thời điểm giá vàng giao ngay đã vọt lên 1.396,1 USD/ounce, mức cao nhất trong bảy tuần, tuy nhiên sau đó đã giảm xuống 1.395,9 USD/ounce vào lúc 6 giờ 58 phút giờ GMT. Trong khi đó, giá vàng giao tháng Tư tới tăng 0,7% so với phiên ngày 11-2 lên 1.395,90 USD/ounce. Đây là phiên tăng giá thứ sáu liên tiếp của kim loại quý này.
Giá vàng dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao. Ảnh: Koreantimes |
Sau khi để mất mốc 38 triệu đồng vào chiều hôm qua, sáng nay các thương hiệu vàng lớn trong nước đã tăng mạnh 370.000 đồng mua vào và 400.000 đồng bán ra so với cuối ngày 21-2, đưa niêm yết lên 38,15-38,25 triệu đồng.
Riêng vàng miếng SBJ, sau khi giảm 300.000-400.000 đồng vào chiều qua do USD tự do hạ nhiệt, sáng nay giá bán cũng bật lên 38,14 triệu đồng, thu gom chạm 38,04 triệu, tăng 290.000 đồng so với chiều 21-2.
Yuichi Ikemizu, nhà điều hành chi nhánh tại Tokyo của Standard Bank, nhận định rằng trước tình hình bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, nhu cầu đối với vàng, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn," đã được đẩy lên cao hơn.
Nhà phân tích của hãng Reuters Wang Tao dự đoán rằng vàng có thể tăng lên mức cao 1.423,57 USD/ounce, giống như hôm 3-1 vừa qua.
Theo Quỹ trao đổi vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust, lượng nắm giữ vàng của quỹ này đã giảm từ 1.224,008 tấn hôm 15-2 xuống 1.223,098 tấn hôm 20-2, mức thấp nhất trong chín tháng qua.
Bên cạnh sự bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, có nhiều nguyên nhân khác đẩy giá vàng lên cao. Trước hết, giá tăng là do người dân ở các nước tăng cường mua vàng như một giải pháp ứng phó với làn sóng lạm phát toàn cầu, đặc biệt là người dân Trung Quốc.
Nhu cầu vàng của người dân Trung Quốc tăng nhanh hơn dự đoán của chuyên gia kinh tế, do CPI nước này đang tăng cao. Khi giá vàng vượt ngưỡng kháng cự 1.373 USD/ounce, có nhu cầu thật hỗ trợ, giới đầu cơ nhảy vào, đẩy giá tiếp.
Thứ hai, nếu VND không bị phá giá tới hơn 9%, chênh lệch tỷ giá VND/USD giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen không quá lớn như hiện nay, thì dù giá vàng thế giới có tăng, giá trong nước cũng không bị khuếch đại đến mức như vậy. Biến động giá vàng trong nước tương quan với biến động tỷ giá trên thị trường chợ đen.
Thứ ba, là do tâm lý người dân. Trong khi giá cả thế giới và trong nước đều tăng, VND mất giá là điều chắc chắn trước mắt (nhiều người còn dự đoán sẽ còn mất giá tiếp), người dân phải tìm đến vàng và USD như một giải pháp bảo toàn tài sản.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc