Hội nghị G-20 đạt được sự đồng thuận tối thiểu
14:27, 20/02/2011
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp) trong ngày 18 và 19-2 vào phút chót đã đạt được đồng thuận về các chỉ số đánh giá sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu, điều mà tưởng chừng là sự chia rẽ lớn nhất tại hội nghị cấp bộ trưởng lần này.
Sự đồng thuận trên, đạt được sau 2 ngày họp căng thẳng tại Pháp, hy vọng sẽ giúp tránh được khủng hoảng kinh tế toàn cầu giống như đã từng xảy ra vào năm 2008.
Nhóm G-20 hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trên 5 điểm: cán cân vãng lai, tỷ giá thực, dự trữ ngoại tệ, thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước đã không nhất trí được về cách thức đánh giá sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu do hầu hết các nước không muốn công khai chỉ số phản ảnh sự mất cân đối của nền kinh tế. Trung Quốc và Đức, hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, không muốn sau khi công khai các chỉ số sẽ bị “chê trách” là có mức thặng dư mậu dịch quá lớn.
Tuy nhiên, theo AFP vào phút chót, Trung Quốc đã chấp nhận công khai chỉ số phản ảnh sự mất cân đối của nền kinh tế. Trung Quốc cũng đồng ý đề nghị xác định các số liệu đi kèm với các chỉ báo, như bao nhiêu phần trăm GDP thì bị coi là mất cân đối cán cân thanh toán vãng lai. Đối với Liên minh châu Âu (EU), điểm này rất quan trọng để có thể xác định đến mức độ nào thì cần phải thi hành các biện pháp điều chỉnh, nhưng nhiều nước mới nổi không chấp nhận đề nghị đó.
Các nhà kinh tế quốc tế vẫn chưa rõ liệu các tiêu chuẩn đo lường này sẽ hiệu quả đến mức nào, và muốn có giải thích thêm trong những lần hội nghị khác của năm nay. Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde gọi các cuộc thảo luận trong hai ngày hội nghị là “thẳng thắn, đôi khi có căng thẳng.”
Riêng về tỷ giá hối đoái, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều đối tác thương mại về đồng nhân dân tệ, vẫn bị coi là được định giá quá thấp. Các giới chức Mỹ nói rằng, Trung Quốc cố ý định giá thấp đồng tiền của họ để hưởng lợi trong xuất khẩu. Nhưng các nước khác, trong đó có Brazil, tố cáo Mỹ cũng làm như vậy, khi sử dụng chính sách tiền tệ về nới lỏng định lượng để làm giảm giá trị đồng USD.
Với tư cách là chủ tịch nhóm G-20, mục tiêu của Pháp là cân đối lại nền kinh tế thế giới, nhưng muốn như thế thì phải đo lường được những sự mất cân đối hiện có giữa các nền kinh tế. Nhưng cuộc họp giữa các thành viên G20, bao gồm các nước giàu và các nước đang trỗi dậy, cho thấy vẫn còn rất nhiều bất đồng giữa các thành viên về vấn đề này.
Kết quả này không thể được xem như là một thất bại, nhưng nó làm nổi rõ một điều, đó là rất khó đạt đến một sự đồng thuận trong nhóm G-20, trong khi cần phải có sự đồng thuận này nếu muốn đề ra các "phương thuốc để chữa trị" những mất cân đối của kinh tế thế giới và ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng mới.
Sự đồng thuận trên, đạt được sau 2 ngày họp căng thẳng tại Pháp, hy vọng sẽ giúp tránh được khủng hoảng kinh tế toàn cầu giống như đã từng xảy ra vào năm 2008.
Cuối cùng, các bộ trưởng tham dự hội nghị cũng đã thống nhất được các chỉ số đánh giá nền kinh tế toàn cầu |
Nhóm G-20 hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trên 5 điểm: cán cân vãng lai, tỷ giá thực, dự trữ ngoại tệ, thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước đã không nhất trí được về cách thức đánh giá sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu do hầu hết các nước không muốn công khai chỉ số phản ảnh sự mất cân đối của nền kinh tế. Trung Quốc và Đức, hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, không muốn sau khi công khai các chỉ số sẽ bị “chê trách” là có mức thặng dư mậu dịch quá lớn.
Tuy nhiên, theo AFP vào phút chót, Trung Quốc đã chấp nhận công khai chỉ số phản ảnh sự mất cân đối của nền kinh tế. Trung Quốc cũng đồng ý đề nghị xác định các số liệu đi kèm với các chỉ báo, như bao nhiêu phần trăm GDP thì bị coi là mất cân đối cán cân thanh toán vãng lai. Đối với Liên minh châu Âu (EU), điểm này rất quan trọng để có thể xác định đến mức độ nào thì cần phải thi hành các biện pháp điều chỉnh, nhưng nhiều nước mới nổi không chấp nhận đề nghị đó.
Các nhà kinh tế quốc tế vẫn chưa rõ liệu các tiêu chuẩn đo lường này sẽ hiệu quả đến mức nào, và muốn có giải thích thêm trong những lần hội nghị khác của năm nay. Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde gọi các cuộc thảo luận trong hai ngày hội nghị là “thẳng thắn, đôi khi có căng thẳng.”
Riêng về tỷ giá hối đoái, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều đối tác thương mại về đồng nhân dân tệ, vẫn bị coi là được định giá quá thấp. Các giới chức Mỹ nói rằng, Trung Quốc cố ý định giá thấp đồng tiền của họ để hưởng lợi trong xuất khẩu. Nhưng các nước khác, trong đó có Brazil, tố cáo Mỹ cũng làm như vậy, khi sử dụng chính sách tiền tệ về nới lỏng định lượng để làm giảm giá trị đồng USD.
Với tư cách là chủ tịch nhóm G-20, mục tiêu của Pháp là cân đối lại nền kinh tế thế giới, nhưng muốn như thế thì phải đo lường được những sự mất cân đối hiện có giữa các nền kinh tế. Nhưng cuộc họp giữa các thành viên G20, bao gồm các nước giàu và các nước đang trỗi dậy, cho thấy vẫn còn rất nhiều bất đồng giữa các thành viên về vấn đề này.
Kết quả này không thể được xem như là một thất bại, nhưng nó làm nổi rõ một điều, đó là rất khó đạt đến một sự đồng thuận trong nhóm G-20, trong khi cần phải có sự đồng thuận này nếu muốn đề ra các "phương thuốc để chữa trị" những mất cân đối của kinh tế thế giới và ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng mới.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc