Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục căng thẳng
19:02, 20/02/2011
Hai ngày nay, các cuộc biểu tình quy mô lớn vẫn tiếp tục diễn ra tại Tunisia, Libya, Algeria. Đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ phe đối lập với lực lượng an ninh và những người ủng hộ chính phủ các nước đã diễn ra khiến hàng chục người chết và nhiều người bị thương. Kuwait - quốc gia mới nhất gia nhập danh sách bất ổn.
Tại Kuwait, những người lâu nay được biết đến dưới tên gọi Bedouin, theo tiếng Ảrậpcó nghĩa là người không có quốc tịch đã xuống đường biểu tình yêu cầu quyền công dân; tự do giáo dục, tự do chăm sóc sức khoẻ và việc làm, những quyền lợi dành cho người mang quốc tịch Kuwait. Người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Chúng tôi là người Kuwait”, “Đất nước Kuwait cho tất cả chúng tôi” và hát vang quốc ca Kuwait.
Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ Bahrain đã quay lại quảng trường Pearl thủ đô Manama, vài ngày sau khi bị lực lượng an ninh và quân đội đẩy khỏi trung tâm của cuộc tuần hành này.
Trước đó, Thái tử Bahrain Salman bin Hamad al-Khalifa tiến hành thương thuyết ban đầu với các đảng phái đối lập thuộc hệ phái Hồi giáo Shiite. Người biểu tình đưa ra yêu sách đòi quân đội phải rút khỏi quảng trường Pearl trước khi có thể đàm phán với chính phủ.
Thái tử Salman hiện cũng là người nắm quyền chỉ huy quân đội Bahrain. Các binh sĩ từng sử dụng vũ lực để dẹp người biểu tình hôm thứ năm sau đó gác tại đây đã được lệnh rút khỏi quảng trường Pearl trước khi đợt biểu tình mới diễn ra.
Ngay khi quân đội rời đi, lực lượng cảnh sát chống bạo động được vũ trang mạnh đã tiếp quản quảng trường. Họ sử dụng đạn hơi cay và súng ngắn khi người biểu tình từ mọi hướng đổ về tái chiếm khu vực trung tâm thủ đô Manama này.
Khi người biểu tình tỏ ra kiên quyết không chịu nhượng bộ, cảnh sát chống bạo động buộc phải rút lui trong sự hò reo của những người chống chính phủ. Họ vẫy cờ và biểu ngữ thể hiện sự thách thức đối với chính quyền.
Người biểu tình Bahrain đang cố biến quảng trường Pearl vốn là một đảo giao thông lớn trở thành trung tâm của cuộc tuần hành chống chính phủ. Sự kiện này gợi nhớ đến hình ảnh quảng trường Tahrir tại Cairo, Ai Cập hồi tuần trước.
Những người chống chính phủ Bahran đang ngày càng phẫn nộ trước việc lực lượng an ninh sử dụng các biện pháp trấn áp mạnh tay. Có ít nhất 50 người bị thương hôm thứ sáu, khi quân đội nổ súng vào người biểu tình sau lễ tang 4 người bị sát hại trong cuộc đụng độ tại quảng trường Pearl trước đó một ngày.
Trong khi đó, số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao khi binh sĩ Libya dùng súng máy và đạn hạng nặng đối phó với người biểu tình chống chính phủ tại thành phố lớn thứ hai nước này là Benghazi.
Cả AP và kênh truyền hình al-Jazeera đều đưa tin có 15 người thiệt mạng, khi binh sĩ nổ súng vào đám đông dự một lễ tang tại Benghazi, trung tâm cuộc biểu tình chống chính phủ của đại tá Muammar Gaddafi. Nhưng các nhân chứng nói với Reuters rằng con số người chết trên thực tế còn cao hơn.
Các phóng viên có mặt tại hiện trường cho rằng Benghazi và thành phố cùng nằm ở phía đông al-Bayda đang nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Libya. Một người dân Banghazi nói với BBC rằng lực lượng an ninh cố thủ trong một toà nhà chính phủ đã bắn người biểu tình bằng đạn pháo cối và súng máy cỡ lớn.
Thống kê độc lập của tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng, trong 5 ngày biểu tình chống chính phủ Gaddafi kể từ khi nổ ra hôm thứ tư đã có 84 người thiệt mạng, chưa kể số người chết trong ngày 19-2.
Tại Kuwait, những người lâu nay được biết đến dưới tên gọi Bedouin, theo tiếng Ảrậpcó nghĩa là người không có quốc tịch đã xuống đường biểu tình yêu cầu quyền công dân; tự do giáo dục, tự do chăm sóc sức khoẻ và việc làm, những quyền lợi dành cho người mang quốc tịch Kuwait. Người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Chúng tôi là người Kuwait”, “Đất nước Kuwait cho tất cả chúng tôi” và hát vang quốc ca Kuwait.
Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ Bahrain đã quay lại quảng trường Pearl thủ đô Manama, vài ngày sau khi bị lực lượng an ninh và quân đội đẩy khỏi trung tâm của cuộc tuần hành này.
Đám đông biểu tình tại Bahrain tràn ngập quảng trường Pearl tối 19-2. Ảnh: AFP |
Trước đó, Thái tử Bahrain Salman bin Hamad al-Khalifa tiến hành thương thuyết ban đầu với các đảng phái đối lập thuộc hệ phái Hồi giáo Shiite. Người biểu tình đưa ra yêu sách đòi quân đội phải rút khỏi quảng trường Pearl trước khi có thể đàm phán với chính phủ.
Thái tử Salman hiện cũng là người nắm quyền chỉ huy quân đội Bahrain. Các binh sĩ từng sử dụng vũ lực để dẹp người biểu tình hôm thứ năm sau đó gác tại đây đã được lệnh rút khỏi quảng trường Pearl trước khi đợt biểu tình mới diễn ra.
Ngay khi quân đội rời đi, lực lượng cảnh sát chống bạo động được vũ trang mạnh đã tiếp quản quảng trường. Họ sử dụng đạn hơi cay và súng ngắn khi người biểu tình từ mọi hướng đổ về tái chiếm khu vực trung tâm thủ đô Manama này.
Khi người biểu tình tỏ ra kiên quyết không chịu nhượng bộ, cảnh sát chống bạo động buộc phải rút lui trong sự hò reo của những người chống chính phủ. Họ vẫy cờ và biểu ngữ thể hiện sự thách thức đối với chính quyền.
Người biểu tình Bahrain đang cố biến quảng trường Pearl vốn là một đảo giao thông lớn trở thành trung tâm của cuộc tuần hành chống chính phủ. Sự kiện này gợi nhớ đến hình ảnh quảng trường Tahrir tại Cairo, Ai Cập hồi tuần trước.
Những người chống chính phủ Bahran đang ngày càng phẫn nộ trước việc lực lượng an ninh sử dụng các biện pháp trấn áp mạnh tay. Có ít nhất 50 người bị thương hôm thứ sáu, khi quân đội nổ súng vào người biểu tình sau lễ tang 4 người bị sát hại trong cuộc đụng độ tại quảng trường Pearl trước đó một ngày.
Trong khi đó, số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao khi binh sĩ Libya dùng súng máy và đạn hạng nặng đối phó với người biểu tình chống chính phủ tại thành phố lớn thứ hai nước này là Benghazi.
Người biểu chống chính phủ Libya phá một tượng đài mô tả cuốn sách của ông Gaddafi. Ảnh: AFP |
Cả AP và kênh truyền hình al-Jazeera đều đưa tin có 15 người thiệt mạng, khi binh sĩ nổ súng vào đám đông dự một lễ tang tại Benghazi, trung tâm cuộc biểu tình chống chính phủ của đại tá Muammar Gaddafi. Nhưng các nhân chứng nói với Reuters rằng con số người chết trên thực tế còn cao hơn.
Các phóng viên có mặt tại hiện trường cho rằng Benghazi và thành phố cùng nằm ở phía đông al-Bayda đang nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Libya. Một người dân Banghazi nói với BBC rằng lực lượng an ninh cố thủ trong một toà nhà chính phủ đã bắn người biểu tình bằng đạn pháo cối và súng máy cỡ lớn.
Thống kê độc lập của tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng, trong 5 ngày biểu tình chống chính phủ Gaddafi kể từ khi nổ ra hôm thứ tư đã có 84 người thiệt mạng, chưa kể số người chết trong ngày 19-2.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc