Tổng thống Libya gánh chịu nhiều sức ép
15:35, 04/03/2011
Nhiều chính phủ và các tổ chức đang gia tăng sức ép lên tổng thống Libya Muammar Gaddafi. Mới nhất là chính phủ Nga khi cảnh báo về một cuộc nội chiến có thể sẽ diễn ra tại đất nước Bắc Phi này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu ông Gaddafi và cho biết Mỹ đã chuẩn bị nhiều phương án, kể cả các biện pháp can thiệp bằng quân sự.
Trong khi đó, Pháp và Anh đã đồng ý gia tăng áp lực lên Gaddafi để buộc ông phải từ chức. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé cho biết tại Paris sau khi hội đàm với người đồng cấp của Anh rằng họ đang thảo luận về việc áp đặt lệnh cấm bay tại khu vực này.
Trong một phát biểu vào ngày 3-3, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, tổ chức này đang thảo luận nhiều kế hoạch khác nhau trong đó có tình huống can thiệp bằng quân sự. Tuy nhiên, ông Rasmussen cũng nhấn mạnh rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có thẩm quyền quyết định về bất cứ hành động quân sự nào tại Libya, trong đó có việc đặt ra một vùng cấm bay.
Một phát ngôn viên của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết các Ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp bất thường tại Brussels vào ngày 10-3 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh EU về tình hình Libya dự kiến diễn ra một ngày sau đó.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã lên kế hoạch điều tra 10-15 nhà lãnh đạo của Libya, trong đó có ông Gaddafi về vụ dùng súng và bom tấn công dân thường. Theo công tố viên Luis Moreno-Ocampo, ICC sẽ điều tra các nhà lãnh đạo Libya với tội danh tội ác chống lại loài người. Thông báo của ICC là một sự phản ứng nhanh chóng chưa từng có tiền lệ của tổ chức này. Thông thường, các công tố viên phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để quyết định có mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh hay không.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu ông Gaddafi và cho biết Mỹ đã chuẩn bị nhiều phương án, kể cả các biện pháp can thiệp bằng quân sự.
Những người biểu tình khiêng quan tài của một người Libya thiệt mạng tại Ajdabiya, cách Benghazi khoảng 160km về phía tây |
Trong khi đó, Pháp và Anh đã đồng ý gia tăng áp lực lên Gaddafi để buộc ông phải từ chức. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé cho biết tại Paris sau khi hội đàm với người đồng cấp của Anh rằng họ đang thảo luận về việc áp đặt lệnh cấm bay tại khu vực này.
Trong một phát biểu vào ngày 3-3, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, tổ chức này đang thảo luận nhiều kế hoạch khác nhau trong đó có tình huống can thiệp bằng quân sự. Tuy nhiên, ông Rasmussen cũng nhấn mạnh rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có thẩm quyền quyết định về bất cứ hành động quân sự nào tại Libya, trong đó có việc đặt ra một vùng cấm bay.
Một phát ngôn viên của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết các Ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp bất thường tại Brussels vào ngày 10-3 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh EU về tình hình Libya dự kiến diễn ra một ngày sau đó.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã lên kế hoạch điều tra 10-15 nhà lãnh đạo của Libya, trong đó có ông Gaddafi về vụ dùng súng và bom tấn công dân thường. Theo công tố viên Luis Moreno-Ocampo, ICC sẽ điều tra các nhà lãnh đạo Libya với tội danh tội ác chống lại loài người. Thông báo của ICC là một sự phản ứng nhanh chóng chưa từng có tiền lệ của tổ chức này. Thông thường, các công tố viên phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để quyết định có mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh hay không.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc