Việt Nam tham dự Triển lãm Di sản Văn hóa thế giới
08:02, 21/05/2011
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Việt Nam sẽ tham gia Triển lãm Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới tại Trung Quốc, từ ngày 27-5 đến 3-6.
Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế của Bộ tổ chức hoạt động này.
Tham gia Triển lãm là dịp để vinh danh và tỏa sáng các công trình văn hóa phi vật thể Việt Nam. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét bởi một ủy ban chuyên biệt.
Theo ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam: "Đó là các kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên, có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa, tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả, mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa".
"Bên cạnh các đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể nhân loại cần bảo tồn nêu trên còn có "đặc điểm" xét về nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp biến văn hóa. Vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và chương trình hành động", ông Bền nhấn mạnh.
Ngày 7-11-2003, lần đầu tiên một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là Di sản nhân loại với mục “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” là Nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc cung đình cô đọng những tinh hoa của âm nhạc chính thống Việt Nam này cũng từng có nguy cơ biến mất.
Đến nay, Việt Nam đã có 5 công trình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, gồm Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh và Hội Gióng.
Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế của Bộ tổ chức hoạt động này.
Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong năm Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại của Việt Nam được UNESCO công nhận. Ảnh minh họa |
Tham gia Triển lãm là dịp để vinh danh và tỏa sáng các công trình văn hóa phi vật thể Việt Nam. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét bởi một ủy ban chuyên biệt.
Theo ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam: "Đó là các kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên, có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa, tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả, mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa".
"Bên cạnh các đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể nhân loại cần bảo tồn nêu trên còn có "đặc điểm" xét về nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp biến văn hóa. Vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và chương trình hành động", ông Bền nhấn mạnh.
Ngày 7-11-2003, lần đầu tiên một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là Di sản nhân loại với mục “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” là Nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc cung đình cô đọng những tinh hoa của âm nhạc chính thống Việt Nam này cũng từng có nguy cơ biến mất.
Đến nay, Việt Nam đã có 5 công trình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, gồm Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh và Hội Gióng.
Theo
TTXVN
Ý kiến bạn đọc