Multimedia Đọc Báo in

Ơi đá Yàng Gôo!

15:53, 26/09/2011
Đá Yàng Gôo nằm trên địa bàn buôn Rơ Chai A (xã Krông Nô, huyện Lak) xưa kia thuộc buôn Sar Luk. Chuyện xưa kể lại rằng, dân làng thường hay đi rừng hái củi, lấy măng rừng, săn con thú, trỉa lúa trỉa bắp, những khi đi qua đây, mệt mỏi nghỉ lưng vào đá tự nhiên thấy tỉnh táo, khoẻ khoắn. Từ đó núi đá này được gọi là núi đá Yàng Gôo – Thần Mệt. Đá Yàng Gôo trở thành một trong những nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của dân làng buôn Sar Luk xưa. Những khi khó khăn mọi người lại tìm đến đá Yàng Gôo để cầu nguyện.

Hiên ngang trong những năm tháng chiến tranh, núi đá Yàng Gôo là nơi trú ẩn, che chở cho buôn làng. Buôn làng Sar Luk xưa tôn thờ đá Yàng Gôo như vị thần hộ mệnh của mình. Tuy nhiên, núi đá Yàng Gôo đang ngày ngày bị xâm hại và đứng trước nguy cơ biến mất.

Dưới đây là một số hình ảnh hiện trạng núi đá Yàng Gôo:
Núi đá Yàng Gôo nhìn từ xa
Núi đá Yàng Gôo nhìn từ xa
Cuộc sống của người dân M’nông Gar dưới chân núi
Cuộc sống của người dân M’Nông Gar dưới chân núi đá Yàng Gôo
v
Núi đá Yàng Gôo ôm trong mình cả sự huyền bí
Đá ông lừng lững giữa trời
Đá Ông lừng lững giữa trời
Đá bà
Đá Bà e ấp...
Cùng lũ đá con cháu quây quần
cùng lũ đá con cháu quây quần
Những tảng đá to bằng cả gian nhà
Những tảng đá to bằng cả gian nhà, sừng sững...
sừng sững là nơi trú ẩn, che chở cho buôn làng
từng là nơi trú ẩn, che chở cho buôn làng
và đã từng chứa đựng cả một thảm thực vật phong phú
và chứa đựng cả một thảm thực vật phong phú
Nhưng nay, trước sự tàn phá của con người
Nhưng nay, trước sự tàn phá của con người
v
Núi Yàng Gôo đang bị phanh da mổ thịt từng ngày để lấy đá
77.JPG
Người ta còn tận dụng từng khoảnh đất để canh tác
Đá Ông, đá Bà phải sống chen chúc
Đá Ông, đá Bà không còn cây rừng làm bạn mà phải sống chen chúc với các loại cây trồng
Con cháu đá ông đá bà giờ chia đàn xẻ nghé, tan tác
Con cháu đá Ông, đá Bà giờ bị chia đàn xẻ nghé
leo nửa cây số lên đỉnh núi để thăm đá ông đá bà thi thoảng mới bắt gặp những tảng đá con đá cháu còn sống sót
Trèo nửa cây số lên đỉnh núi để thăm đá Ông, đá Bà thi thoảng mới bắt gặp những tảng đá con đá cháu sống sót...
7777.JPG
còn lại hầu hết đã vỡ vụn, nằm chỏng chơ, lổn nhổn
Đá đau đá khóc, nứt toác
Không chỉ xâm hại đến một phần giá trị trong đời sống tinh thần, văn hoá của người M’Nông Gar nơi đây, sự tàn phá núi đá Yàng Gôo còn để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường
Lục Viên
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.