Multimedia Đọc Báo in

Cục Quản lý Dược sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm tìm độc tố trong dầu gội trẻ em Johnson

18:17, 05/11/2011

Trước thông tin dầu gội đầu trẻ em Johnson chứa hai hóa chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư là 1,4 dioxane và quaternium-15, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm loại dầu gội này trên thị trường.

Theo quy định về quản lý mỹ phẩm của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, chất 1,4 dioxane không được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Chất quaternium-15 được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm với vai trò là chất bảo quản, hàm lượng tối đa cho phép là 0,2%. Quy định này cũng tương tự với quy định của Hiệp định mỹ phẩm Châu Âu. Quaternium-15 là chất có trong thành phần dầu gội đầu Johnson’s Baby đang bán ở Việt Nam và nhiều nước khác. Hàm lượng hóa chất này được Công ty TNHH Johnson & Johnson Việt Nam công bố tại Cục Quản lý dược là 0,05% - nằm trong giới hạn cho phép.

 

Dầu gội Johson’s baby bị
Sản phẩm dầu gội Johson’s baby bán tại Việt Nam sẽ được Cục Quản lý Dược lấy mẫu kiểm nghiệm

 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý dược (Bộ y tế) đã chỉ đạo hệ thống kiểm nghiệm mỹ phẩm Việt Nam kiểm tra quaternium-15 và 1,4 dioxane trong sản phẩm dầu gội đầu Johnson’s Baby. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý mỹ phẩm của các nước để theo dõi, giám sát chặt chẽ tính an toàn của quaternium-15 trong sản phẩm mỹ phẩm và có khuyến cáo kịp thời khi có tác dụng bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Trong văn bản gửi báo chí ngày 4-11, đại diện công ty Johnson & Johnson Việt Nam khẳng định, các thành phần sử dụng trong sản phẩm Johnson’s Baby, kể cả chất bảo quản có cơ chế phóng thích từng lượng rất nhỏ formaldehyde để chống lại các vi khuẩn gây hại, đều an toàn và được cho phép sử bởi cơ quan chủ quản ở tất cả các nước và khu vực nơi sản phẩm lưu hành như Mỹ (FDA), châu Âu và ASEAN mà Việt Nam là thành viên. Vị này còn cho rằng, formaldehyde là một chất đơn giản bao gồm hydro, oxy và carbon, hiện diện trong không khí và là một phần quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Cây cỏ và động vật cũng sinh ra formaldehyde.

Trước đó vào năm 2009, sản phẩm dầu gội đầu trẻ em của nhãn hàng này cũng bị phát hiện nhiễm formaldehyde. Tuy nhiên, khi đó, theo Cục Quản lý Dược Việt Nam thì tất cả các sản phẩm công bố nhiễm đều ở mức rất thấp (formaldehyde cao nhất là 610 ppm và 1,4-dioxane cao nhất là 35 ppm), nằm trong mức cho phép.

Theo VnEpress


Ý kiến bạn đọc