Multimedia Đọc Báo in

Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II tại Sóc Trăng: Vinh danh hạt ngọc Việt

22:08, 08/11/2011
Tối 8-11, tại TP. Sóc Trăng Lễ khai mạc Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 đã diễn ra với chủ đề “Vinh danh hạt ngọc Việt - Môi trường xanh cho cánh đồng vàng”.  Lễ hội thu hút trên 1.000 gian hàng của các doanh nghiệp trong cả nước đăng ký tham gia.

Chương trình của festival lần này được tổ chức với chuỗi các hoạt động gồm sân khấu lễ hội, triển lãm, hội thảo khoa học. Trong đó có ba cuộc hội thảo lớn tập trung vào các chủ đề: Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao; Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam ai bán - ai mua?; Bãi Xàu (Ba Xuyên) - Sóc Trăng, từ cảng biển quốc tế đầu tiên nhìn đến tương lai phát triển.

Tấm bản đồ Việt Nam được làm bằng lúa gạo tại Festival lúa gạo lần thứ II (Ảnh: Dân trí)
Tấm bản đồ Việt Nam được làm bằng lúa gạo tại Festival lúa gạo lần thứ II (Ảnh: Dân trí)

Là đơn vị chủ nhà, tỉnh Sóc Trăng tạo dấu ấn bằng việc giới thiêu với với khách thăm quan nhiều đặc sản từ lúa, gạo. Ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã chọn và trưng bày giới thiệu 25 giống lúa đặc sản địa phương và giống ST. Trong đó, riêng dòng lúa ST hiện có từ ST 1 đến ST 21, có những giống khá đặc thù như ST3 đỏ, gạo tẻ lức tím và nhiều giống được đánh giá có phẩm chất gạo tốt, hạt gạo siêu dài như :ST 16, ST 19 ST 20 và ST 21… Ngoài ra, Sóc Trăng còn nổi tiếng với các giống lúa tài nguyên, nếp than và nhiều sản phẩm chế biến từ lúa, gạo như: Cốm dẹp, bột, mè láo, bánh tráng, rượu gạo ST. Tại Festival lần này, cùng với việc giới thiệu các giống lúa, mẫu gạo và gạo thương phẩm, tỉnh Sóc Trăng còn giới thiệu sản phẩm chế biến lúa gạo Sóc Trăng, bản đồ về giống và hệ thống giống lúa,  đặc tính giống lúa triển vọng, mô hình canh tác lúa – thủy sản….

Festival lúa gạo Việt Nam là lễ hội mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, là cơ hội tốt để những DN chuyên sản xuất, kinh doanh lúa gạo xuất khẩu quảng bá hạt gạo, vinh doanh hạt ngọc Việt Nam và đưa gạo Việt Nam tiếp tục vươn xa thế giới.

Festival sẽ kéo dài đến ngày 11-11.

Đ.T


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.