Multimedia Đọc Báo in

Liên kết bốn bên trong phòng chống cúm gia cầm tại Việt Nam

17:00, 14/02/2012

Từ ngày 14 đến 16-2, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo với chủ đề "Liên kết bốn bên trong phòng chống cúm gia cầm tại Việt Nam”.

Hội thảo nhằm nâng cao năng lực quốc gia về đánh giá rủi ro từ bệnh cúm gia cầm một cách hiệu quả thông qua khung liên kết giữa 4 bên, gồm: thú y, y tế điều trị, xét nghiệm vi rút và dịch tễ̉ học (nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật). Hội thảo cũng góp phần nâng cao hiểu biết, tầm quan trọng trong việc thu thập số liệu, kết nối số liệu giữa các ngành chức năng̣; xác định mối liên kết, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế về kỹ thuật và chính sách trong việc phòng chống bệnh cúm; đưa ra mẫu báo cáo tóm tắt về bệnh cúm cho ngành y tế và thú y; xác định kế hoạch hành động và các bước quan trọng tiếp theo để giải quyết vấn đề liên quan tới phòng chống cúm gia cầm.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Hiện nay, cúm gia cầm trên đàn gia cầm đang có chiều hướng lây lan nhanh. Tính đến ngày 13-2, cả nước đã có 9 tỉnh là: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng và Kiên Giang có dịch chưa qua 21 ngày. Khó khăn nhất của Việt Nam trong phòng chống dịch cúm gia cầm hiện nay là không có vắc-xin hữu hiệu để khắc chế nhánh vi-rút mới Clade 2.3.2 đang rất phổ biến tại khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Trước bối cảnh nóng bỏng đó, Cục Thú y đang làm thủ tục nhập thêm 60 triệu liều vắc-xin để cấp cho các địa phương chủ động phòng chống dịch. Tuy nhiên, vắc-xin nhập về chỉ có tác dụng với chủng vi-rút cũ đang tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ, còn đối với chủng vi-rút mới có tác dụng bảo hộ rất thấp. Vì thế, Cục thú y yêu cầu chính quyền địa phương, người chăn nuôi và lực lượng thú y cần phải chủ động hơn nữa trong phòng chống dịch.
 

T.N(nguồn agroviet.gov.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.