Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam ưu tiên phát triển điện gió những năm tới

21:23, 04/06/2012

Tại diễn đàn năng lượng gió Việt - Đức tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh ngày 4-6, Vụ trưởng Vụ Năng lương tái tạo (Bộ Công Thương Việt Nam) Phạm Trọng Thực cho biết, để cung cấp đủ nhu cầu điện tiêu dùng trong nước những năm tới, Việt Nam ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2020 và 6,0% vào năm 2030.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành năng lượng, Việt Nam có tiềm năng điện gió cao so với các nước trong khu vực. Trong đó, mật độ năng lượng tại đảo khoảng 800-1.400 kWh/m2/năm, mật độ năng lượng tại 500-1000 kWh/m2/năm tại các vùng ven biển miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, mật độ tại các vùng khác thấp hơn 500kWh/m2/năm. 
Điện gió tại Bình Thuận. Ảnh: G.N
Điện gió tại Bình Thuận. Ảnh: G.N
Từ giữa năm 2011, Việt Nam đã có cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó Bộ Công Thương đã lên quy hoạch phát triển điện gió và dự kiến hoàn thành trong năm 2012. 
 
Cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió cũng đặt ra vấn đề là bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện gió với mức giá tương đương 7,8US cent kWh (chưa gồm VAT, được điều chỉnh theo biên độ của tỷ giá đồng/USD), đồng thời nhà nước hỗ trợ cho bên mua 1,0 cent/kWh thông qua quỹ bảo vệ môi trường.
 
Tuy nhiên, đến nay các dự án năng lượng gió tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai mạnh, do nhiều địa phương chưa hiểu đặc điểm của điện gió, e ngại mất nhiều đất, phải di dân, tái định cư. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần hỗ trợ chính quyền địa phương lập quy hoạch phát triển điện gió nhằm tạo thêm quỹ đất phù hợp đầu tư điện gió.
 
Giang Nam
(Nguồn: TTXVN)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.