Multimedia Đọc Báo in

Mỗi năm Dak Lak cần khoảng 2,3 tỷ đồng để phát triển hệ thống thủy lợi trong vùng cà phê bền vững

11:39, 04/07/2012

Sở Kế hoạch-Đầu tư cho biết: tỉnh  đã đồng ý bố trí nguồn vốn sự nghiệp hàng năm (bắt đầu từ năm 2012 ), mỗi năm khoảng 2,3 tỷ đồng đồng để xây dựng và phát triển hệ thống thủy lợi lấy nước tưới cho các vùng cà phê bền bững trên địa bàn Dak Lak.

Vùng cà phê bền vững này được quy hoạch, xác định với quy mô khoảng 150.000 ha, bao gồm  địa bàn các huyện Cư M’gar, Krông Pak, Cư Kuin, Krông Buk, Krông Năng, Ea H’Leo và Thị xã Buôn Hồ. Hiện hệ thống thủy lợi trong các vùng cà phê trên chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất cà phê sạch, cà phê có chứng chỉ theo yêu cầu của Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Nước tưới là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển cà phê bền vững
Nước tưới là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển cà phê bền vững

Được biết, ngoài các hồ đập thủy lợi do các nông trường cà phê trước đây quy hoạch, xây dựng trên một số địa bàn, nay đã xuống cấp…, các vùng cà phê trọng điểm này hầu như chưa được xây dựng và hình thành hệ thống thủy lợi nào đáng kể, khiến đời sống sản xuất của hàng vạn nông hộ ở đây trở nên bấp bênh. Như vậy, cùng với việc quy hoạch vùng cà phê bền vững gắn liền với việc phát triển hệ thống thủy lợi nói trên từ nay cho đến năm 2020 sẽ khắc phục được tình trạng thiếu nước, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và phẩm cấp của hạt cà phê Dak Lak trong thời gian qua.

                                                                                                                   Đ.Đ      


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.