Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội

10:48, 29/08/2012

Tối 28-8, "Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ II" đã khai mạc bằng chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa".

Một tiết mục trong lễ khai mạc Những ngày văn hóa Tây Nguyên (Ảnh: SGGP)
Một tiết mục trong Lễ khai mạc Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội (Ảnh: SGGP)

“Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ II năm 2012” diễn ra từ ngày 28-8 đến 2-9 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức với sự tham dự của các tỉnh: Dak Lak, Dak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và TP. Hà Nội là chương trình có quy mô lớn nhằm tiếp tục giới thiệu với nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế những giá trị văn hóa và sức sống mãnh liệt, sự trường tồn của văn hóa Tây Nguyên trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng thời tôn vinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc Tây Nguyên, khai thác và phát triển kinh tế, du lịch trên nền tảng văn hóa truyền thống. Một bức tranh văn hóa Tây Nguyên đa dạng, đặc sắc, toàn diện hiện diện giữa lòng Thủ đô trong những tháng ngày mang dấu ấn lịch sử này, từ Tây Nguyên cội nguồn, Tây Nguyên đổi mới và phát triển, đã thể hiện tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân Thủ đô với các dân tộc Tây Nguyên trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Ngoài chương trình triển lãm, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội chợ, trong khuôn khổ những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội sẽ có 4 cuộc giao lưu, tọa đàm mang tên “Tây Nguyên – Những năm tháng không quên”, “Gặp gỡ Tây Nguyên”, “Âm vang Tây Nguyên” và “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng của Tây Nguyên” được tổ chức với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia, nhà văn hóa gắn bó với Tây Nguyên. 

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.