Multimedia Đọc Báo in

Xả lũ đột ngột và sự tắc trách trong vận hành hồ chứa

08:30, 28/09/2013
Trong khi các địa phương trong tỉnh đang khắc phục hậu quả của trận lũ lụt vừa qua thì dư luận đang có những ý kiến về trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc vận hành hồ chứa và quy trình xả lũ của các đơn vị quản lý hồ đập, đặc biệt là hồ thủy lợi Ea Drăng (huyện Ea H’leo).

Do mưa to trên diên rộng khiến lượng nước ở thượng nguồn đổ về hồ chứa Ea Drăng quá lớn, đến sáng 17-9, khi mực nước tràn qua đập gần 40cm, kéo dài khoảng 1 giờ, gây xói lở mái trên thân đập, lan can; đứng trước nguy cơ vỡ đập thì huyện Ea H’leo mới khẩn cấp chỉ đạo thị trấn Ea Drăng (đơn vị quản lý, vận hành công trình) cho xả lũ. Do mực nước từ các sông, suối dâng cao và chảy về từ thượng nguồn cộng với lượng nước hồ chứa Ea Drăng tràn về do xả lũ khiến vùng hạ du thị trấn ngập nặng, gây hậu quả nặng nề. Điều đáng nói là trước khi xả lũ, cơ quan chức năng chỉ thông báo cho người dân qua hệ thống phát thanh khoảng 30 phút nên người dân không kịp di dời đồ đạc, tài sản. Theo lý giải của địa phương, phải xả lũ đột ngột là để cứu đập, vì nếu vỡ đập thì hậu quả sẽ khôn lường. Tuy nhiên, lập luận này thiếu thuyết phục và tắc trách, bởi theo các nhà chuyên môn thì nếu vận hành một cách chủ động thì không cần phải xả đột ngột. Lẽ ra, lực lượng chuyên môn phải nắm bắt tình hình nước lũ dâng lên để điều tiết thời điểm xả lũ hợp lý, tránh sự bất ngờ cho người dân vùng hạ du. Bên cạnh đó, trong quá trình xả, hệ thống đóng mở gặp sự cố không xả được nên phải vận hành bằng tay. Theo quy định của Bộ NN-PTNT: hồ có dung tích trên 500.000 m3 thì phải do đơn vị chuyên ngành quản lý; người quản lý, vận hành hồ phải có trình độ chuyên môn. Trong khi đó, hồ Ea Drăng dung tích hơn 1,2 triệu m3 nhưng do 2 người đã nghỉ hưu (UBND thị trấn Ea Drăng thuê) trực tiếp phụ trách lại không có chuyên môn về quản lý, vận hành công trình thủy lợi nên dễ dẫn đến hệ lụy là quy trình xả lũ không được thực hiện nghiêm ngặt càng làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của lũ.

Dak Lak có 665 công trình thủy lợi với có 539 hồ chứa, 79 đập dâng, trong đó nhiều công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân trong mùa mưa. Để hạn chế những hiểm họa này, cần có biện pháp quản lý, vận hành công trình một cách nghiêm ngặt và đúng quy trình; đặc biệt là phải tuân thủ tuyệt đối quy trình, phương án xả lũ, trong đó trách nhiệm trực tiếp thuộc về những người quản lý hồ, đập.

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.