Thủy điện Sêrêpôk 3 phát điện vượt tiến độ
10:17, 28/06/2010
Đúng 11 giờ 15 phút ngày 25-6-2010, tổ máy số 1, Thủy điện Sêrêpốk 3 phát điện, sớm hơn dự kiến hàng chục ngày. Đây không chỉ là cố gắng của chủ đầu tư, tổ hợp nhà thầu mà còn thể hiện năng lực tổng thầu của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng).
Thủy điện Sêrêpôk 3 được xây dựng trên địa bàn các xã Ea Pô, huyện Cư Jút (Dak Nông), Ea Nuôl và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn (Dak Lak), gồm 2 tổ máy với tổng công suất 220 MW, tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp 1.400 tỷ đồng, giá trị thiết bị và kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 3.200 tỷ đồng. Công trình được khởi công ngày 25-12-2005, sau khi đưa vào vận hành, mỗi năm thủy điện Sêrêpôk 3 cung cấp lưới điện quốc gia hơn 1 tỷ Kwh. Trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Serêpôk, Thủy điện Sêrêpôk 3 lớn thứ 2 sau Thủy điện Buôn Kuốp (công suất 280MW). Công trình do tổ hợp 5 nhà thầu xây lắp gồm: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty XNK Xây dựng Việt Nam; Công ty Xây dựng miền Đông (Tổng công ty Xây dựng số 1-Bộ Xây dựng); Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Công ty Đầu tư-Xây dựng và Xuất khẩu; trong đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là đơn vị tổng thầu xây lắp. Các công ty trực thuộc Tổng công ty gồm: Công ty Xây dựng 470 và Công ty Xây dựng 384 trực tiếp thi công đập chính, đập tràn, cống dẫn dòng, cầu Sêrê-pôk 3 cùng một số hạng mục phụ trợ khác, với giá trị xây lắp hơn 450 tỷ đồng.
Thủy điện Sêrêpôk 3 được xây dựng trên địa bàn các xã Ea Pô, huyện Cư Jút (Dak Nông), Ea Nuôl và Tân Hòa, huyện Buôn Đôn (Dak Lak), gồm 2 tổ máy với tổng công suất 220 MW, tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp 1.400 tỷ đồng, giá trị thiết bị và kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 3.200 tỷ đồng. Công trình được khởi công ngày 25-12-2005, sau khi đưa vào vận hành, mỗi năm thủy điện Sêrêpôk 3 cung cấp lưới điện quốc gia hơn 1 tỷ Kwh. Trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Serêpôk, Thủy điện Sêrêpôk 3 lớn thứ 2 sau Thủy điện Buôn Kuốp (công suất 280MW). Công trình do tổ hợp 5 nhà thầu xây lắp gồm: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty XNK Xây dựng Việt Nam; Công ty Xây dựng miền Đông (Tổng công ty Xây dựng số 1-Bộ Xây dựng); Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Công ty Đầu tư-Xây dựng và Xuất khẩu; trong đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là đơn vị tổng thầu xây lắp. Các công ty trực thuộc Tổng công ty gồm: Công ty Xây dựng 470 và Công ty Xây dựng 384 trực tiếp thi công đập chính, đập tràn, cống dẫn dòng, cầu Sêrê-pôk 3 cùng một số hạng mục phụ trợ khác, với giá trị xây lắp hơn 450 tỷ đồng.
Công ty xây dựng 470 - Tông công ty xây dựng Trường Sơn thi công đập chính |
Trên công trường thủy điện Sêrê-pôk 3, các hạng mục đầu mối do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đảm nhận có vai trò quyết định tiến độ toàn công trình. Cụ thể, hạng mục đập chính, đập tràn không chỉ có khối lượng công việc khổng lồ với hàng triệu m3 đất đá, bê tông cốt thép mà đây còn là những hạng mục đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp, độ khó cao, gắt gao về tiến độ nhất là vào những thời điểm vượt lũ, ngăn sông, tích nước và phát điện. Bằng bản lĩnh, năng lực của mình, các đơn vị thuộc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đã thi công đạt tiến độ, thậm chí ở hạng mục đập chính Công ty Xây dựng 470 cán đích trước 7 ngày. Bên cạnh đó, lực lượng thi công của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn còn luôn trong tư thế sẵn sàng bổ sung, thay thế đơn vị bạn ở những hạng mục không bảo đảm về tiến độ, để đẩy nhanh tiến độ toàn công trình.
Lần đầu tiên Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn làm tổng thầu công trình thủy điện lớn của quốc gia, công trình lại thi công đúng vào thời điểm nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng có những khó khăn lớn do khủng hoảng tài chính và lạm phát cao, giá cả nhiều mặt hàng như sắt thép, xi măng, xăng, dầu vật tư phục vụ thi công và nhu yếu phẩm bảo đảm đời sống biến động mạnh, có thời điểm tăng cao làm cho kinh phí xây lắp phải điều chỉnh nhiều lần, việc bảo đảm tài chính ngặp khó khăn hơn dự kiến ban đầu.
Trao đổi với chúng tôi trong ngày tổ máy số 1 chính thức phát điện, Đại tá Ngô Văn Lý, Giám đốc Ban điều hành tổ hợp Dự án thủy điện Sêrêpôk 3 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn) cho biết: “Với thủy điện Sêrêpôk 3, tổ hợp 5 nhà thầu thi công vốn là những đơn vị đã từng cùng thi công một số công trình thủy điện khác ở Tây Nguyên như Buôn Kuốp, Buôn Tuar Sah nên khá hiểu nhau, sẵn sàng hỗ trợ nhau. Vì vậy, trong quá trình điều hành, ban điều hành đã khéo léo, linh hoạt điều chuyển lực lượng, phương tiện kỹ thuật, xe máy, nguyên vật liệu giữa các nhà thầu xây lắp với nhau để các hạng mục đạt tiến độ đồng đều. Chẳng hạn trong thi công gia cố kênh dẫn, đắp dập phụ số 1 và số 3, phá đê quây hạ lưu nhà máy, xây tường chắn sóng đập phụ…đơn vị tổng thầu đã điều chuyển hợp lý về lực lượng, xe máy, nguyên vật liệu khắc phục kịp thời những hạng mục có nguy cơ chậm tiến độ.”
Niềm vui của cán bộ, công nhân trên công trường khi phát điện thành công tổ máy 1 Thủy điện Sê-rê-pôk 3 |
Thủy điện Sêrêpôk 3 được thi công đúng vào những năm nền kinh tế đất nước gặp khó khăn, vì vậy nguồn vốn đầu tư đã không được đáp ứng kịp thời cho thi công. Nhất là thời điểm từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2008, công trường thiếu hụt vốn trầm trọng, tác động tiêu cực đến tiến độ. Trước thực tế này, đơn vị tổng thầu đã phải xoay xở huy động các nguồn lực tài chính, tạo điều kiện cho các nhà thầu xây lắp được ứng trước vốn (trước so với thời điểm chủ đầu tư thanh toán) để bảo đảm cho thi công nhịp nhàng và không bị gián đoạn.
Ông Nguyễn Cường Lâm, Giám đốc Ban quản lý Dự án thủy điện 5 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) khẳng định: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đã góp phần quyết định tiến độ toàn công trình, đưa tổ máy số 1 chạy không tải đúng kế hoạch và phát điện sớm hơn dự kiến. Theo tính toán của Ban quản lý Dự án thủy điện 5, riêng tổ máy số 1, bình quân một ngày đêm cho sản lượng điện trị giá 2,3 tỷ đồng, và với việc chính thức phát điện sớm hơn dự kiến hàng chục ngày, công trình đã làm lợi cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Điều này càng có ý nghĩa khi mà cả nước đang thiếu điện trầm trọng.
Bình Định
Ý kiến bạn đọc