Multimedia Đọc Báo in

7 tháng đầu năm, khu vực miền Trung - Tây Nguyên thu hút trên 24,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

11:23, 20/08/2010

Tính đến hết tháng 7-2010, khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho gần 656 dự án với vốn đăng ký trên 24,8 tỷ USD bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, chiếm 5,56% so với cả nước về số dự án và hơn 13,18% về vốn đăng ký. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư đăng ký chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ với tổng số tiền hơn 16,2 tỷ USD (chiếm 65,44%), tiếp đến là công nghiệp – xây dựng chiếm 33,41%, nông lâm ngư chỉ chiếm 1,15% (khoảng 285 triệu USD).

Đây là thông tin được Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư đưa ra tại Hội nghị tập huấn về đầu tư nước ngoài và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ các Sở Kế hoạch-Đầu tư và Trung tâm xúc tiến đầu tư của 13 tỉnh, thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên (diễn ra từ ngày 17 đến 20-8 tại TP. Đà Lạt, Lâm Đồng).

Cũng theo nhận định tại hội nghị, những tồn tại trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên chủ yếu như: việc phân cấp mạnh trong điều kiện còn thiếu hụt trong quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa bàn cũng như nguồn nhân lực đã qua đào tạo đã dẫn đến khả năng thực hiện thấp hoặc rất chậm tại nhiều địa phương (nhất là các dự án có quy mô lớn); chưa cân đối hợp lý giữa lợi ích do dự án mang lại cho địa phương và chi phí xúc tiến, triển khai dự án… Để giải quyết những tồn tại này, cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; chú trọng trang bị kiến thức về đầu tư nước ngoài và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ công chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư tại địa phương.

 

C.L

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.