Vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2011 đạt 7,89 tỷ USD
22:39, 08/12/2010
Tổng gói cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam năm 2011đạt 7,9 tỷ USD. Đây là con số được công bố tại phiên bế mạc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) vào chiều 8-12.
Trong 2 ngày làm việc, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã thảo luận những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đối mặt khi bước vào giai đoạn phát triển mới. Trong đó, tập trung nhiều đến các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường quản trị Nhà nước, giảm thiểu tham nhũng, cũng như tương lai của quan hệ đối tác phát triển khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam là một mô hình tốt về sử dụng ODA để các quốc gia khác có thể học tập. Hiện Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển. Các đối tác phát triển luôn sẵn sàng ủng hộ Chính phủ Việt Nam xác định lại hướng tiếp cận, để giúp Việt Nam đáp ứng tốt hơn với những thay đổi trong nước và quốc tế. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, sẽ tiếp tục được chứng kiến những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả và bền vững”.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam là một mô hình tốt về sử dụng ODA để các quốc gia khác có thể học tập. Hiện Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển. Các đối tác phát triển luôn sẵn sàng ủng hộ Chính phủ Việt Nam xác định lại hướng tiếp cận, để giúp Việt Nam đáp ứng tốt hơn với những thay đổi trong nước và quốc tế. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, sẽ tiếp tục được chứng kiến những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả và bền vững”.
Các đối tác phát triển cam kết sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam với tư cách là nước có thu nhập trung bình. Trong số vốn ODA 7,89 tỷ USD cam kết cho năm 2011, số vốn của các nhà tài trợ song phương là 3,3 tỷ USD, các nhà tài trợ đa phương là 4,6 tỷ USD. Trong số các nhà tài trợ song phương, Nhật Bản đứng đầu về số vốn ODA cam kết, đạt 1,76 tỷ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc, Pháp, Đức lần lượt là 412 triệu USD; 221 triệu USD và 199 triệu USD… Phía nhà tài trợ đa phương, Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu với cam kết hỗ trợ vốn ODA trên 2,6 tỷ USD; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 1,5 tỷ USD…
Đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây vốn ODA cam kết sụt giảm. Với thực tế Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các điều khoản cho vay trở nên kém ưu đãi, với thời hạn ngắn hơn và lãi suất cao hơn. Do đó, vốn vay ODA cho năm 2011 sẽ được ưu tiên đầu tư cho các dự án phục vụ phát triển kinh tế và có khả năng hoàn vốn.
Theo dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7 - 7,5%, thực hiện khâu đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại,…Việt Nam dự tính phải huy động nhiều nguồn vốn.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm theo giá thực tế dự kiến khoảng 290 tỷ USD, trong đó, vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm tới, vốn ODA cam kết dự kiến phải đạt khoảng từ 32 đến 34 tỷ USD, giá trị ODA ký kết mới khoảng 18 đến 22 tỷ USD và thực hiện vốn ODA 15 đến 17 tỷ USD.
H.H (
Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc