Ấn Độ sử dụng nilon phế thải để thảm nhựa đường
Trong cuộc sống hiện đại, lượng lớn túi nilon thải loại hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Tiến sĩ R.Vasudevan, Trưởng khoa hóa trường Đại học kỹ thuật Thiagarajar ở thành phố Madurai, bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ đã tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Các thí nghiệm cũng như thực tế cho thấy hỗn hợp rải đường này có khả năng chống nước thấm, chịu nóng và áp lực cao hơn bê tông nhựa đường thông thường không có nilon. Các chuyên gia xây dựng cho rằng hỗn hợp để rải đường theo phương pháp của tiến sĩ Vasudevan có rất nhiều ưu điểm: công nghệ đơn giản, tăng gấp đôi sức bền của đường, khả năng chống lún cao, không bị vỡ, nứt và đặc biệt là có tuổi thọ cao có thể sử dụng tới 60 năm mà hầu như không cần phải bảo dưỡng. Ngoài ra, việc sử dụng nilon phế thải còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Phương pháp dùng nilon phế thải trộn với bêtông nhựa đường để thảm nhựa đường được tiến sĩ R.Vasudevan nghĩ đến từ năm 2001, nhưng lúc bấy giờ không mấy ai quan tâm. Để thuyết phục các nhà kinh tế, ông đã cho rải hơn 200 mét đường có sử dụng hỗn hợp bê tông nhựa đường và nilon phế thải trong khuôn viên trường Thiagarajar vào năm 2002. Hơn 8 năm đã trôi qua và bang Tamil Nadu là địa phương có mưa nhiều, song đoạn đường này vẫn nguyên vẹn không hề bị hư hại, trong khi đoạn đường chỉ dùng bê tông nhựa đường làm đối chứng đã nhiều lần phải sửa chữa. |
Ý kiến bạn đọc