Multimedia Đọc Báo in

Đoàn công tác Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Krông Buk về công tác chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016

08:41, 04/03/2011

Sáng ngày 2-3, Đoàn công tác Tỉnh ủy do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Huyện ủy Krông Buk về công tác chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội  khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Huyện ủy Krông Buk đã báo cáo với Đoàn về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 của địa phương. Để bảo đảm triển khai đúng tiến độ, huyện Krông Buk đã thành lập Ban chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban và tiến hành triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt mở rộng để triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan khác. Tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đã được thực hiện tốt, đúng tiến độ và thời gian quy định, bảo đảm tiêu chuẩn người được giới thiệu theo Luật Bầu cử đại biểu HĐND, có cơ cấu hợp lý về thành phần, đại diện các giai cấp, tầng lớp nhân dân, độ tuổi, dân tộc, nam nữ, tôn giáo và các thành phần kinh tế, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương. Đồng thời, Ủy ban bầu cử HĐND huyện đã họp và thành lập các tiểu ban phục vụ công tác bầu cử như: tiểu ban vật chất, tiểu ban thông tin tuyên truyền, tiểu ban giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chuyên viên giúp việc, tổ bảo đảm an ninh trật tự về công tác bầu cử.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao công tác chuẩn bị của Huyện ủy Krông Buk về việc chỉ đạo công tác bầu cử. Đồng chí cũng yêu cầu Huyện ủy Krông Buk cần làm tốt hơn nữa việc chỉ đạo đôn đốc công tác bầu cử trong thời gian tới, phải bảo đảm được sự dân chủ, đúng luật, khẳng định được vai trò của HĐND các cấp trong hệ thống chính trị của nhà nước.

 

Thùy Dương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.