Multimedia Đọc Báo in

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Công ty TNHH một thành viên cao su Dak Lak và Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Chư Ma Lanh

10:46, 02/04/2013

Ngày 1-4, Đoàn công tác của Ban kinh tế trung ương  đã có buổi làm việc với Công ty TNHH một thành viên cao su Dak Lak và Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Chư Ma Lanh về thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ chính trị về Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.

Thực hiện Quyết định số 1059 ngày 22/5/2007 của UBND tỉnh Phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty cao su Đăk Lăk hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, đến nay công ty TNHH một thành viên cao su Dak Lak đã sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa được 5 công ty, đó là Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su; Công ty cổ phần kỹ thuật cao su; Công ty cổ phần cao su Dakruco; Công ty cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn và Công ty cổ phần cao su Dak Lak, với tổng vốn điều lệ trên 668 tỷ đồng. Theo đánh giá của đoàn công tác, công ty đã cơ bản thực hiện đúng lộ trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các công ty cổ phần sau khi chuyển đổi đã cơ bản ổn định sản xuất và mở rộng ngành nghề kinh doanh, nên đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho số lao động trong các đơn vị được chuyển đổi. Đoàn công tác đã được lãnh đạo công ty giải trình về một số vấn đề như hoạt động của quỹ tín dụng cao su, các nông trường; việc quản lý đất đai, chế độ đối với người lao động và một số vấn đề liên quan đến người dân tộc thiểu số… Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã đánh giá cao sự cố gắng của công ty; đồng thời đề nghị công ty tiếp tục vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm năng đất đai vốn có; cũng như cần tính toán kỹ lưỡng công tác đầu tư để có những bước đi phù hợp và hiệu quả, bền vững.

Quang cảnh buổi làm việc của Ban Kinh tế Trung ương với Công ty TNHH MTV lâm nghiệm Chư Ma Lanh
Quang cảnh buổi làm việc của Ban Kinh tế Trung ương với Công ty TNHH MTV lâm nghiệm Chư Ma Lanh


* Quản lý lâm phần diện tích gần 15.000 ha đất rừng phòng hộ và sản xuất, từ khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Chư Ma Lanh gặp không ít khó khăn về mô hình tổ chức hoạt động, khả năng tài chính, công tác quản lý sử dụng đất và tình trạng di cư tự do, chặt phá rừng dẫn đến sản xuất, khinh doanh không hiệu quả. Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo công ty đã kiến nghị một số nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: cần có cơ chế tín dụng ưu đãi để các chủ rừng có thể trồng, chăm sóc, làm giàu rừng mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường; Nhà nước giao quyền sử dụng rừng và đất rừng theo hình thức miễn giảm thuế hoặc không thu tiền; đồng thời giao quyền cụ thể cho công ty lâm nghiệp nhằm chủ động trong công tác bảo vệ rừng cũng như tổ chức sản xuất kinh doanh. Qua nghe giải trình của lãnh đạo công ty và kiểm tra mô hình trồng thử nghiệm cao su và keo lai trên đất rừng nghèo kiệt, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã chia sẻ những vướng mắc mà Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Chư Ma Lanh gặp phải trong quả trình chuyển đổi mô hình hoạt động, đồng thời mong muốn công ty từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả...


Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.