Multimedia Đọc Báo in

Đoàn đại biểu TP. Asan thăm và làm việc tại Dak Lak

14:51, 05/04/2013

Chiều 4-4, Đoàn đại biểu TP. Asan của Hàn Quốc do ông Kim Sun – tae, Đại sứ kiêm Trợ lý đặc biệt về quan hệ đối ngoại của TP. Asan làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Dak Lak. Tiếp đoàn có ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở ngành trong tỉnh.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu với đoàn về tiềm năng cũng như thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của Dak Lak, đồng thời mong muốn giữa Dak Lak và TP. Asan sẽ tạo dựng được mối quan hệ hợp tác, phát triển toàn diện. Trong đó chú trọng ở các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp và công nghệ chế biến, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xúc tiến thương mại đầu tư, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế, công nghệ thông tin…

Đoàn đại biểu TP. Asan đến thăm làm việc tại Dak Lak
Quang cảnh buổi làm việc

Ông Kim Sun-tae, Đại sứ kiêm Trợ lý đặc biệt về quan hệ đối ngoại của TP. Asan cũng bày tỏ những tình cảm tốt đẹp mà bản thân ông cũng như người dân Hàn Quốc dành cho Việt Nam. Chuyến đi lần này đến Dak Lak cũng chính là để thảo luận đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa 2 địa phương. Giới thiệu về TP. Asan, ông Kim Sun-tae cho biết, Asan là một trong những trung tâm thương mại, du lịch và công nghệ cao của Hàn Quốc với tốc độ phát triển nhanh, có thặng dư thương mại và xuất khẩu đứng đầu Hàn Quốc.Tại Asan, một số công ty chủ chốt của Hàn Quốc đặt nhà máy sản xuất như: Samsung LCD, Hyunhdai Motor, Samsung Elechtronics. Về hợp tác phát triển, Asan chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác và đối tác với các địa phương các nước trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao phục vụ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Sau buổi làm việc, Đoàn đã đi thăm Trường Đại học Tây Nguyên.

Ngày hôm nay 5-4, đoàn đại biểu TP. Asan đi thăm Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, Nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên, Trường Cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên…

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.