Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

10:14, 28/06/2013

Theo Bộ Nội vụ, bước vào năm 2013 các bộ ngành và địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) được Chính phủ phê duyệt, ban hành các kế hoạch kiểm soát, rà soát TTHC năm 2013.

Với việc từng bước đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, các địa phương đã tạo điều kiện
Thực hiện cải cách hành chính, nhiều địa phương đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, góp phần hỗ trợ người dân trong thực hiện các Thủ tục hành chính.

Trong 6 tháng đầu năm, các bộ ngành, địa phương đã hoàn thành việc đơn giản hóa 115 TTHC. Như vậy đến nay đã có 3.396/4.751 TTHC đã được đơn giản hóa theo phương án được Chính phủ phê duyệt trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước; thực hiện đánh giá tác động của 1.053 TTHC được quy định tại 237 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đã banh hành 2.181 quyết định công bố TTHC  và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Bộ Tư pháp đã kiểm soát chất lượng 23.451 hồ sơ TTHC để công khai trên mạng Internet; tiến hành rà soát 890 quy định, TTHC được quy định tại 157 văn bản quy phạm pháp luật. Riêng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã rà soát 5.840 quy định, TTHC được quy định tại 1.138 văn bản quy phạm pháp luật.

Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các địa phương đã tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều mô hình một cửa hiện đại cấp huyện được triển khai có hiệu quả tại các tỉnh: Hải Dương, Bình Định, Đà Nẵng, Dak Lak, Kiên Giang, TP.  Cần Thơ… Hiện nay, nhiều mô hình một cửa điện tử được các địa phương xây dựng và nhân rộng đã góp phần giúp người dân, tổ chức có thể theo dõi thông tin, tình trạng giải quyết các TTHC cũng như giúp lãnh đạo có thể theo dõi quá trình luân chuyển, giải quyết hồ sơ ở từng khâu của quy trình giải quyết TTHC, bảo đảm về thời gian theo quy định

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.