Multimedia Đọc Báo in

Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh: Nhiều hoạt động thiết thực vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt

15:25, 01/07/2014

Sáng 1-7, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 3, khóa II, nhiệm kỳ 2013-2018 để đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2014.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào lần thứ 3, khóa II, nhiệm kỳ 2013-2018.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào Hoàng Chuyên nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam như: phối hợp với UBND huyện Buôn Đôn tổ chức Tết Bunpimay cho cộng đồng người Việt gốc Lào tại Buôn Đôn; tập huấn nghiệp vụ công tác đối ngoại nhân và tập luyện các làn điệu dân ca, dân vũ Lào cho cán bộ chủ chốt của các cấp hội; tham gia cùng Sở Ngoại vụ tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ tỉnh Ata Pư (Lào) đến thăm và làm việc tại Dak Lak… Những hoạt động này đã tạo hiệu ứng xã hội, có sức lan toả tốt đẹp, sâu sắc và ấn tượng. Cùng với đó, công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng mở rộng, số hội viên tăng lên.

Trong 6 tháng cuối năm 2014, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thông qua các hoạt động: tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 04 ngày 6-7-2011 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị số 18 ngày 9-8-2012 của Tỉnh ủy về “Đổi mới hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân”; duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt theo Quy chế, xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung, hình thức hoạt động, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; lập tờ trình xin chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho phép Hội tổ chức đoàn đi khảo sát đối tượng, điều kiện để vận động tài trợ xây dựng “Công trình hữu nghị” tại 4 tỉnh Nam Lào (Ata Pư, Sê Kông, Xa La Val, Chăm Pa Săk) vào đầu quý IV năm 2014.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.