Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sêrêpôk và Sê San

17:10, 05/08/2014

Sáng 5-8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Dak Lak tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 1182/QĐ-TTg và Quyết định 1201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sêrêpôk và Sê San.

 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai , Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak Hoàng Trọng Hải đồng chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sêrêpôk (gồm các hồ: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Sêrêpôk 3, Sêrêpôk 4 và Sêrêpôk 4A) có 4 chương, 32 điều, trong đó quy định vận hành hồ chứa trong mùa lũ phải theo thứ tự ưu tiên về đảm bảo an toàn công trình, góp phần giảm lũ cho hạ du, không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam - Campuchia và bảo đảm hiệu quả phát điện...

Quyết định 1182/QĐ-TTg  về việc vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San (hồ Thượng Kon Tum, PleiKrông, Ialy, Sê San 4 và Sê San 4A) gồm 4 chương, 34 điều. Theo đó, hàng năm các hồ trên lưu vực sông Sê San phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên: Khi vận hành giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành; bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa…

Cả 2 Quyết định có hiệu lực từ ngày 15-8-2014. 

a
 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai 
 phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh: quy trình vận hành liên hồ chứa trên hai lưu vực sông Sêrêpôk và Sê San có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tổng hợp nguồn nước để đáp ứng các yêu cầu  phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường của các địa phương trên hai lưu vực sông lớn ở khu vực Tây Nguyên.
 

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.