Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Giống mía cao sản K95-156 cho thu nhập từ 100-110 triệu đồng/ha

14:19, 12/08/2014
Là giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan, năm 2005 giống mía cao sản K95-156 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường nhập nội vào Việt Nam.
 
Với các đặc điểm nổi bật như: mọc mầm khỏe, đồng đều, đẻ nhánh khá, tốc độ vươn lóng nhanh, mật độ cây cao, có khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh than, chịu hạn, ít bị đổ ngã, lưu gốc tốt… năng suất của giống mía này qua khảo nghiệm ở Long An, Sóc Trăng và Hậu Giang đạt từ 121 – 162 tấn/ha.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông đã đưa vào xây dựng mô hình thử nghiệm trồng giống mía cao sản K95-156 tại 2 xã Cư Kty và Khuê Ngọc Điền với diện tích 1 ha. Năng suất thu được khá cao so với các giống mía được bà con sử dụng, đạt 90-100 tấn/ha. Năm 2014, do nguồn mía giống còn thiếu nên bà con nông dân tại xã Cư Kty nhân rộng được 6 ha giống mía này; trong đó có 1 ha của Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân xây dựng mô hình.

Đến thời điểm hiện tại, giống mía K95-156 trên địa bàn sinh trưởng phát triển tốt với các đặc điểm nổi trội, hơn những giống mía trước đây. Theo ước tính của bà con nông dân, năng suất năm 2014 đạt khoảng 100-110 tấn/ha. Với năng suất như trên thì mỗi héc-ta trồng mía K95-156 bà con nông dân sẽ thu nhập từ 100-110 triệu đồng; trừ chi phí mỗi héc-ta cho lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng.

T.B


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.