Multimedia Đọc Báo in

Nhiều cơ sở khai thác sét nguyên liệu để sản xuất gạch ngói chưa được cấp phép

17:53, 15/08/2014

Toàn tỉnh hiện có khoảng 13 điểm khai thác sét để sản xuất gạch ngói.

Trong đó, các điểm khai thác tập trung ở các huyện: Krông Buk: 1 điểm với trữ lượng phê duyệt khoảng 0,79 triệu m3; Ea Kar: 6 điểm với trữ lượng phê duyệt khoảng 0,33 triệu m3; Krông Ana: 3 điểm với trữ lượng phê duyệt khoảng 1,85 triệu m3; Cư Kuin: 2 điểm với trữ lượng phê duyệt khoảng 0,53 m3 và Lak: 1 điểm với trữ lượng phê duyệt khoảng 0,03 triệu m3. Trong số 13 điểm này có 5 mỏ đang hoạt động khai thác có cấp phép, 5 mỏ đang chờ cấp phép khai thác, 2 mỏ đang chờ gia hạn và 1 mỏ chưa thẩm định.

Theo khảo sát và đánh giá của Sở Công thương, thực tế số lượng cơ sở sản xuất được cấp phép khai thác còn quá ít so với số lượng cơ sở đang hoạt động khai thác nhưng không có giấy phép khai thác sét nguyên liệu. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác sét để sản xuất gạch ngói trong tỉnh hiện tập trung ở một số huyện như: Ea Súp, Ea Kar, Krông Pak, Krông Ana, Cư Kuin, Lak và Krông Bông. Điều đáng nói là nhiều cơ sở ở các khu vực này đang hoạt động nhưng không được cấp phép, cần thiết phải đưa vào quy hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản để tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản.

Đ.T


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.