Multimedia Đọc Báo in

Chú trọng công tác chăm sóc người cao tuổi

10:01, 19/09/2014
Huyện Cư M’gar có 9.685 hội viên người cao tuổi (chiếm tỷ lệ 87% người cao tuổi toàn huyện). Trong những năm qua, công tác chăm sóc người cao tuổi luôn được Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện chú trọng triển khai thực hiện, góp phần nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.
Một buổi tập dưỡng sinh của các thành viên Câu lạc bộ thái cực trường sinh đạo xã Cư Dliê Mnông.
Một buổi tập dưỡng sinh của các thành viên Câu lạc bộ thái cực trường sinh đạo xã Cư Dliê Mnông.

Hiện nay, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập được các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi như: Câu lạc bộ thái cực trường sinh đạo, văn nghệ, thơ ca, cờ tướng… Với nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng, các câu lạc bộ đã thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia. Tiêu biểu trong phong trào này có Hội Người cao tuổi các xã Ea Kpam, Ea Kuêh, Cư Suê, Ea Tar, thị trấn Quảng Phú… Cùng với việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nâng cao sức khỏe cho các cụ, trong những năm qua Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện còn triển khai nhiều hoạt động thiết thực khác như: phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện, Trạm Y tế các xã, thị trấn tổ chức khám, điều trị bệnh cho các cụ. Từ năm 2012 đến nay đã tổ chức khám, điều trị bệnh cho 8.613 lượt cụ; tổ chức tư vấn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho 280 cụ; phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện thành lập Phòng khám lão khoa; xây dựng kế hoạch khảo sát và xin Huyện ủy, UBND huyện cho chủ trương vận động xây dựng Quỹ để thực hiện cuộc vận động “Mắt sáng cho người cao tuổi” do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động. Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện đã phối hợp tổ chức mở được 2 đợt khám và mổ mắt cho 790 lượt cụ; trong đó có 116 cụ được mổ thay và điều trị đục thủy tinh thể, 83 cụ khám mổ mộng mắt, 597 cụ khám, điều trị tại bệnh viện…

 Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.