Trên 95% lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề trồng nấm
Sau 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình dạy nghề hiệu quả, trong đó, mô hình trồng và khai thác nấm đã tạo việc làm cho 95% lao động sau đào tạo với mức thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/tháng.
Các học viên tìm hiểu quy trình trồng và khai thác nấm rơm ở Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana |
Đây là mô hình đơn giản, dễ áp dụng cho các đối tượng tham gia học nghề, kinh phí đầu tư không lớn, dễ thực hiện, tạo được nhiều việc làm, quản lý tại hộ gia đình. Đồng thời, tận dụng được các nguyên liệu nông nghiệp phế thải sẵn có như rơm, cây sắn, mùn cưa…, có ý nghĩa về kinh tế và môi trường sinh thái. Mô hình không chỉ giúp lao động nông thôn trong tỉnh tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn được chuyển giao, nhân rộng ở các trung tâm dạy nghề và hợp tác xã của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Vĩnh Long…
Nguyễn Xuân
Ý kiến bạn đọc