Multimedia Đọc Báo in

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các vùng dự án

18:26, 07/09/2015

UBND tỉnh vừa có Công văn số 6049/UBND-NNMT về việc tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; giao rừng, cho thuê rừng để thực hiện các dự án trồng cao su; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng...

Rừng bị phá để làm nương rẫy tại một dự án ở huyện Ea Súp
Rừng bị phá để làm nương rẫy tại một dự án ở huyện Ea Súp

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 3393/UBND-NNMT ngày 6-7-2010 của UBND tỉnh về việc thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với các các tổ chức, các nhân đầu tư thực hiện các dự án; chỉ đạo các ngành chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng, chủ dự án trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch PCCC rừng, quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; giao rừng, cho thuê rừng phải xây dựng phương án phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trong vùng dự án; thường xuyên bố trí lực lượng bảo vệ rừng, bảo vệ dự án; thống kê diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm lập phương án thu hồi, di dời, giải tỏa theo Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 16-3-2012 và Công văn số 1960/UBND-NNMT ngày 27-3-2015 của UBND tỉnh, báo cáo UBND huyện để tổng hợp lập phương án tổng thể cưỡng chế, thu hồi, di dời, giải tỏa theo quy định; lập phương án, thủ tục và chuẩn bị các nguồn lực để trồng lại rừng trên diện tích bị phá…

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.