Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên phát triển khoảng 9.940 ha cây mắc ca

22:22, 24/04/2016

Theo phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030 của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích cây mắc ca của khu vực này đến năm 2020 là 9.940 ha.

Vườn mắc ca tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk)
Vườn mắc ca của một hộ dân ở huyện Krông Năng (Đắk Lắk)

Trong đó, vùng trồng thuần tập trung khoảng 2.350 ha (Tây Bắc: 1.800 ha, Tây Nguyên: 550 ha), trồng xen với các loại cây trồng khác 7.590 ha (Tây Bắc: 1650 ha; Tây Nguyên: 5.940 ha). Giai đoạn 2020-2030 phát triển khoảng 34.500 ha mắc ca gồm 7.000 ha tập trung và 27.500 ha trồng xen. Đối với cơ sở chế biến, ngoài các cơ sở hiện có tại các địa phương, Bộ cũng quy hoạch 12 cơ sở chế biến công suất 50-200 tấn tại các tỉnh thuộc vùng quy hoạch. Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu trên cơ sở quy hoạch này, các tỉnh trong vùng lập quy hoạch chi tiết việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn, đồng thời triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, huy động các nguồn vốn để phát triển cây mắc ca theo hướng bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao. 

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.