Multimedia Đọc Báo in

Nghị quyết về phát triển du lịch Đắk Lắk và TP. Buôn Ma Thuột sẽ được trình tại kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa IX

20:22, 28/07/2016

UBND tỉnh đã giao Sở VH-TT-DL cùng các đơn vị liên quan rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện Nghị quyết phát triển du lịch Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020) để trình HĐND tỉnh khóa IX thông qua trong kỳ họp lần thứ hai vào tháng 8 tới.  

Theo dự thảo, Nghị quyết đưa ra chỉ tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch Đắk Lắk đón hơn 1,1 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.330 tỷ đồng; chiếm 2,27% GDP nội tỉnh; nhu cầu lao động của ngành cần khoảng 16.300 người.

Để đạt các chỉ tiêu trên, ngành Du lịch đã đề ra các giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, khai thác tốt tài nguyên sẵn có trên địa bàn; tăng cường quảng bá, xúc tiến, mở rộng liên kết, và hợp tác du lịch trong khu vực cũng như cả nước và quốc tế; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tổng kinh phí thực hiện Đề án phát triển Du lịch Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020) hơn 5.350 tỷ đồng.

Cưỡi voi...
Cưỡi voi thưởng ngoạn cảnh sắc Buôn Đôn, Hồ Lắk là sản phẩm du lịch đặc trưng của Đắk Lắk luôn hấp dẫn du khách

Được biết, đồng thời trong kỳ họp lần này của HĐND tỉnh, Nghị quyết phát triển du lịch TP. Buôn Ma Thuột (giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030) cũng sẽ được trình bày và thông qua. Du lịch TP. Buôn Ma Thuột đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020 đón khoảng 900.000 lượt khách, đến năm 2030 là 2,3 triệu lượt khách; doanh thu đến năm 2020 đạt 1.000 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 3.600 tỷ đồng. Nhu cầu vốn cho phát triển du lịch đến năm 2030 khoảng 7.300 tỷ. Nghị quyết đề ra mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị xanh, giàu bản sắc văn hóa- lịch sử để ngày càng thu hút du khách với vai trò là trung tâm du lịch vùng Tây Nguyên vào năm 2030.
                                                                                           

Phương Đình
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.