Multimedia Đọc Báo in

Trên 5.470 tỷ đồng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

07:36, 14/12/2016

Theo phương án của UBND tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, giai đoạn 2016-2020 và năm 2017 tại Công văn số 9663/UBND-TH, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 5.470 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong nước 3.458,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài trên 2.011 tỷ đồng.

Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) kiểm tra công trình thủy lợi Krông Buk Hạ
Đoàn công tác của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) kiểm tra công trình thủy lợi Krông Búk Hạ

Đối với kế hoạch vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu (CTMT) được ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tổng vốn ngân sách Trung ương phân bổ trong giai đoạn này (sau khi dành 10% dự phòng) hơn 2.212 tỷ đồng, UBND tỉnh dự kiến phương án bố trí vốn trung hạn 2016-2020 như sau: bố trí đủ 100% vốn đối ứng ODA; 100% nhu cầu giai đoạn 2016-2020 của dự án (DA) sử dụng vốn chống hạn cấp bách, các DA hoàn thành, chuyển tiếp từ giai đoạn trước sang giai đoạn 2016-2020; 10 tỷ đồng vốn chuẩn bị đầu tư; khoảng 69,5% nhu cầu cho các DA đã khởi công năm 2016; bố trí 100 tỷ đồng cho các DA đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột. Phần vốn còn lại sử dụng nguồn ngân sách tỉnh, TP. Buôn Ma Thuột và sử dụng nguồn thu tiền đất hai bên đường để đầu tư.

Đối với kế hoạch vốn đầu tư các CTMT được ngân sách Trung ương hỗ trợ năm 2017, trên cơ sở nguồn vốn Trung ương phân bổ là 382,984 tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng cho các dự án ODA tối thiểu 122,554 tỷ đồng), UBND tỉnh có kế hoạch phân bổ: bố trí vốn đối ứng ODA đạt mức tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư; 100% nhu cầu DA đã quyết toán giai đoạn 2017-2020; 71% nhu cầu vốn các DA hoàn thành; 15% nhu cầu các DA chuyển tiếp; không bố trí vốn các DA đến 30-9-2016 có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn của năm 2016 đạt dưới 30%...

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.