Multimedia Đọc Báo in

Cần đảm bảo phúc lợi đối với voi nuôi nhốt

17:37, 12/01/2017

Ngày 11-1, Tổ chức động vật Châu Á phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và Sở NN- PTNT tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo quản lý voi Việt Nam.

Tham dự Hội thảo có gần 100 đại biểu là chuyên gia về động vật hoang dã trong và ngoài nước; đại diện các tổ chức, cá nhân nuôi voi trong tỉnh; các công ty du lịch...

Quang cảnh buổi hội thảo
Quang cảnh buổi Hội thảo.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước hiện có khoảng 60 con voi nhà và 100 con voi rừng tập trung tại các tỉnh Đắk Lắk, Nghệ An, Đồng Nai. Hiện nay, việc bảo tồn, phát triển đàn voi nhà ở nước ta đang gặp nhiều thách thức vì môi trường sinh sống của voi bị thu hẹp do phá rừng, cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; lạm dụng voi cho các hoạt động du lịch; chế độ chăm sóc chưa đảm bảo… Theo đánh giá của các chuyên gia động vật thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam, một thực trạng đáng buồn là phần lớn voi nhà ở trên thế giới đều đang bị bóc lột sức lao động để phục vụ ngành du lịch, nuôi nhốt trong những cơ sở chật chội, thiếu thức ăn…

Bà
Nhà sinh vật học Annabelle Lopez - Perez, làm việc tại Trung tâm bảo tồn voi Lào trình bày tham luận tại Hội thảo.

Trong 3 ngày từ 11 đến 13-1, các đại biểu tập trung trình bày, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều nội dung liên quan đến việc bảo tồn và phát triển đàn voi nhà, đặc biệt bảo đảm phúc lợi động vật cho đàn voi nhà, tạo thu nhập bền vững cho những người chủ voi. Các đại biểu đi sâu phân tích những nội dung liên quan như: Quản lý voi trong ngành Du lịch, nghiên cứu tình huống; đánh giá phúc lợi động vật trên voi; Quản lý voi nuôi nhốt: cách tiếp cận từ phía hành vi của voi; Quản lý voi nuôi nhốt: Sinh sản voi; Cơ sở sinh sản và cứu hộ voi của Trung tâm Bảo tồn voi… và lắng nghe ý kiến của các chủ voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm thống nhất các giải pháp cụ thể để thông qua được một kế hoạch hành động vừa bảo đảm phúc lợi động vật cho voi nuôi nhốt mà vẫn duy trì được các hoạt động của voi trong lĩnh vực du lịch.

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.