Multimedia Đọc Báo in

Viettel Đắk Lắk khai trương mạng 4G

17:11, 18/04/2017
Sáng 18-4, Viettel Đắk Lắk đã chính thức khai trương mạng 4G. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà cùng đại diện lãnh đạo TP. Buôn Ma Thuột, các sở, ngành… đã đến dự.
 
a
Các đại biểu ấn nút khai trương mạng 4G

4G (Fourth-Generation) là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ vượt trội hơn so với các thế hệ trước (3G, 2G). Theo tính toán, mạng 4G có tốc độ tải xuống 300 Mb/s, tải lên 150 Mb/s, tức cao gấp 7 lần mạng 3G. Tốc độ mở website của 4G là 1,5 giây, trong khi 3G phải mất đến 4 giây. Với trình chiếu video, mạng 4G tốn 5 giây để xem liên tục không cần chờ tải khi chuyển đoạn, còn mạng 3G phải mất 5-10 giây nhưng quá trình xem có thể thường xuyên phải chờ. Đặc biệt, sim 4G sử dụng thuật toán mới để ngăn chặn hoạt động nghe lén và bảo mật cuộc gọi, danh bạ cũng như dữ liệu lưu chuyển trên mạng an toàn hơn… 

a
Nhân viên Viettel Đắk Lắk (bìa trái) đổi sim 4G miễn phí cho khách hàng
Được biết, đến nay, Viettel đã triển khai 4G trên diện rộng, đến cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với 36 ngàn trạm thu phát sóng 4G sử dụng công nghệ 4T4R (4 thu, 4 phát). Tại Đắk Lắk, sóng 4G đã được phủ đến 100% huyện, thị xã, thành phố; 90% thôn, buôn. Nhân dịp khai trương mạng 4G, Viettel Đắk Lắk đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng, như: cung cấp gói cước 4G đa dạng theo từng đối tượng khách hàng với mức giá dự kiến rẻ hơn 3G từ 40-60%; cung cấp đồng bộ các dòng máy hỗ trợ 4G; đổi sim 4G miễn phí…
Phát biểu tại Lễ khai trương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đánh giá cao những nỗ lực của Viettel Đắk Lắk trong thời gian qua, đồng thời mong muốn Viettel Đắk Lắk tiếp tục có những hỗ trợ thiết thực để đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực, giúp tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư.
Lê Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.