Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng cho gia súc lớn khu vực miền Trung và Tây Nguyên

19:31, 29/07/2017

Sáng 29-7, Trường Đại học Tây Nguyên phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Các giải pháp chính nâng cao năng suất chất lượng giống, khả năng sinh sản, khả năng chống bệnh ở gia súc lớn cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên”.

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm trong cả nước; đại diện lãnh đạo một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi –Thú ý các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tiến sĩ Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trình bày báo cáo tham luận
Tiến sĩ Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam trình bày báo cáo tham luận.

Tại hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia đã tập trung đánh giá về hiện trạng giống vật nuôi trong khu vực; xem xét lại sự phân bố, năng suất của từng giống vật nuôi; điều kiện chăn nuôi và đề xuất các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cần áp dụng nhằm góp phần đưa ngành chăn nuôi gia súc Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung, Tây Nguyên phát triển theo con đường chuyên nghiệp, chuyên môn hóa… Một số công ty, địa phương chăn nuôi đại gia súc lớn đã chia sẻ kinh nghiệm đang thực hiện để các đơn vị khác không lập lại sai lầm, đã bị ảnh hưởng…

Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chọn nuôi bò vỗ béo để phát triển kinh tế gia đình. Trong ảnh: Lãnh đạo UBND huyện Krông Bông thăm mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Hòa Sơn.

Miền Trung và Tây Nguyên là hai khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam. Diện tích đất của 2 khu vực này chiếm tới 45,5% diện tích đất cả nước, riêng đất nông nghiệp chiếm 38,2%, đất lâm nghiệp chiếm 46,6%. Ngoài ưu thế về cây công nghiệp, cây ăn quả, hai khu vực này còn có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Theo xu hướng hội nhập và tham gia sâu vào TTP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), chăn nuôi thân thiện với môi trường, chăn nuôi hữu cơ, bền vững đại gia súc có khả năng năng cạnh và là thế mạnh của hai vùng này.

Nguyên Hoa 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.