Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện 2 cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

18:30, 14/11/2017

Ngày 14-11, Đoàn Kiểm tra liên ngành Thường trực 389 của tỉnh tiến hành kiểm tra việc kinh doanh mỹ phẩm tại một số cửa hàng, hộ kinh doanh ở TP. Buôn Ma Thuột, đã phát hiện nhiều vi phạm

Qua kiểm tra 4 cửa hàng, Đoàn phát hiện 2 cửa hàng bày bán nhiều mặt hàng mỹ phẩm không nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn phụ…  Tại thời điểm kiểm tra, chủ hộ chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ và công bố sản phẩm. Đoàn đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ hơn 900 sản phẩm là son môi, kem dưỡng da, dưỡng thể, dưỡng tóc …

Tiến hành kiểm tra tại một cửa hàng ở TP. Buôn Ma Thuột

Cùng với kiểm tra, Đoàn cũng chú trọng nhắc nhở, tuyên truyền các quy định của pháp luật trong kinh doanh lĩnh vực này để các hộ kinh doanh được biết và thực hiện.

Được biết, đây là hoạt động nằm trong đợt cao điểm kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng… theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ. Trong đó, tập trung ở những nội dung như kiểm tra về điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, hồ sơ thông tin, nhãn, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; đặc biệt, khi có dấu hiệu sản phẩm giả thì Đoàn sẽ thực hiện lấy mẫu để kiểm tra chất lượng.

 

 

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.