Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 2 thí sinh đoạt giải Nhì toàn quốc Cuộc thi "Thanh niên với văn hóa giao thông" năm 2017

20:47, 25/12/2017
Trong 2 ngày 23 và 24-12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, Công ty Honda Việt Nam tổ chức Vòng chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi "Thanh niên với văn hóa giao thông" năm 2017.
 
Các thí sinh
Các thí sinh tham gia phần thi trắc nghiệm

Khởi động từ tháng 9-2017, cuộc thi đã thu hút hơn 80.000 bài thi của đoàn viên thanh niên trên toàn quốc. Ban tổ chức lựa chọn 20 thí sinh xuất sắc nhất để tham gia tranh tài tại vòng chung kết với 2 phần thi gồm: trắc nghiệm và hùng biện liên quan đến các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, những kỹ năng nhận biết rủi ro, phòng tránh nguy hiểm thông qua các tình huống khi tham gia giao thông. 

Phần thi hùng biện của thí sinh Nguyễn Thùy Duyên
Phần thi hùng biện của thí sinh Nguyễn Thùy Duyên
 
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 13 giải Ba và 500 giải Khuyến khích. Trong đó, 2 thí sinh của tỉnh Đắk Lắk là Bùi Ngọc Anh (Đoàn Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên) và Nguyễn Thùy Duyên (Chi đoàn Báo Đắk Lắk - Đoàn khối Các cơ quan tỉnh) đều đoạt giải Nhì.
 
Ban tổ chức trao giải Nhất cho các thí sinh
Ban tổ chức trao giải Nhất cho 2 thí sinh xuất sắc
Nhân dịp này, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã tặng Bằng khen cho Công ty Honda Việt Nam và 10 HEAD xuất sắc nhất trong triển khai hiệu quả các chương trình tuyên truyền An toàn giao thông và đào tạo Lái xe an toàn cho đoàn viên thanh niên năm 2017; Công ty Honda Việt Nam tặng Kỷ niệm chương cho 5 đơn vị (Thành Đoàn Hà Nội, các Tỉnh Đoàn Cao Bằng, Bình Định, Lâm Đồng và Đắk Lắk) đã có thành tích xuất sắc nhất trong triển khai thành công Cuộc thi “Thanh niên với Văn hóa giao thông năm 2017” và trao tặng 300 mũ bảo hiểm đạt chất lượng cho đoàn viên thanh niên tỉnh Đắk Lắk.
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.